khanhhoa
06-12-2010, 10:38
10. Trong các yếu tố sau, yếu tố nào không thuộc phạm vi của môi trường nhân khẩu học:
a. Quy mô và tốc độ tăng dân số.
b. Cơ cấu tuổi tác trong dân cư.
c. Cơ cấu của ngành kinh tế. - Đáp án
d. Thay đổi quy mô hộ gia đình.
11. Khi Marketing sản phẩm trên thị trường, yếu tố địa lý và yếu tố khí hậu ảnh hưởng quan trọng nhất dưới góc độ:
a. Thu nhập của dân cư không đều.
b. Đòi hỏi sự thích ứng của sản phẩm - Đáp án
c. Nhu cầu của dân cư khác nhau.
d. Không tác động nhiều đến hoạt động Marketing.
12. Đối thủ cạnh tranh của dầu gội đầu Clear là tất cả các sản phẩm dầu gội đầu khác trên thị trường. Việc xem xét đối thủ cạnh tranh như trên đây là thuộc cấp độ:
a. Cạnh tranh mong muốn.
b. Cạnh tranh giữa các loại sản phẩm.
c. Cạnh tranh trong cùng loại sản phẩm. - Đáp án
d. Cạnh tranh giữa các nhãn hiệu.
13. Các tổ chức mua hàng hoá và dịch vụ cho quá trình sản xuất để kiếm lợi nhuận và thực hiện các mục tiêu đề ra được gọi là thị trường ……
a. Mua đi bán lại.
b. Quốc tế.
c. Công nghiệp. - Đáp án
d. Tiêu dùng.
e. Chính quyền.
II. Các câu sau đây đúng hay sai?
1. Những yếu tố thuộc môi trường kinh tế thường có ít giá trị cho việc dự báo tiềm năng của một đoạn thị trường cụ thể.
2. Công ty nghiên cứu thị trường là một ví dụ cụ thể về trung gian marketing. - Đúng
3. Nói chung thì các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô của doanh nghiệp được coi là yếu tố mà doanh nghiệp không kiểm soát được.- Đúng
4. Môi trường công nghệ là một bộ phận trong môi trường Marketing vi mô của doanh nghiệp - Đúng
5. Các yếu tố thuộc môi trường Marketing luôn chỉ tạo ra các mối đe doạ cho doanh nghiệp.
6. Các nhánh văn hoá không được coi là thị trường mục tiêu vì chúng có nhu cầu đặc thù.
7. Các giá trị văn hoá thứ phát thường rất bền vững và ít thay đổi nhất.
8. Trong các cấp độ cạnh tranh, cạnh tranh trong cùng loại sản phẩm là gay gắt nhất.
9. Khách hàng cũng được xem như là một bộ phận trong môi trường Marketing của doanh nghiệp.- Đúng
10. Đã là khách hàng của doanh nghiệp thì nhu cầu và các yếu tố để tác động lên nhu cầu là khác nhau bất kể thuộc loại khách hàng nào.- Đúng
I. Câu hỏi lựa chọn: Chọn 1 phương án trả lời đúng nhất
1. Sản phẩm có thể là:
a. Một vật thể
b. Một ý tưởng
c. Một dịch vụ
d. a và c
e. Tất cả những điều trên - Đáp án
2. Có thể xem xét một sản phẩm dưới 3 cấp độ. Điểm nào trong các điểm dưới đây không phải là một trong 3 cấp độ đó.
a. Sản phẩm hiện thực
b. Sản phẩm hữu hình - Đáp án
c. Sản phẩm bổ xung
d. Những lợi ích cơ bản
3. Việc đặt tên, nhãn hiệu riêng cho từng sản phẩm của doanh nghiệp có ưu điểm:
a. Cung cấp thông tin về sự khác biệt của từng loại sản phẩm.
b. Giảm chi phí quảng cáo khi tung ra sản phẩm mới thị trường
c. Không ràng buộc uy tín của doanh nghiệp với một sản phẩm cụ thể.
d. a và c - Đáp án
e. Tất cả đều đúng.
4. Các sản phẩm mà khi mua khách hàng luôn so sánh về chất lượng, giá cả, kiểu dáng … được gọi là sản phẩm:
a. Mua theo nhu cầu đặc biệt
b. Mua có lựa chọn - Đáp án
c. Mua theo nhu cầu thụ động
d. Sử dụng thường ngày.
5. Điều nào sau đây cho thấy bao gói hàng hoá trong điều kiện kinh doanh
hiện nay là cần thiết ngoại trừ:
a. Các hệ thống cửa hàng tự phục vụ ra đời ngày càng nhiều.
b. Khách hàng sẵn sàng trả nhiều tiền hơn khi mua hàng hoá, miễn là nó tiện lợi và sang trọng hơn.
c. Bao gói góp phần tạo nên hình ảnh của doanh nghiệp và của nhãn hiệu hàng hoá
d. Bap gói tạo khả năng và ý niệm về sự cải tiến hàng hoá
e. Bao gói làm tăng giá trị sử dụng của hàng hoá. - Đáp án
6. Bộ phận nhãn hiệu sản phẩm có thể nhận biết được nhưng không thể đọc được là:
a. Dấu hiệu của nhãn hiệu - Đáp án
b. Tên nhãn hiệu
c. Dấu hiệu đã đăng kí
d. Bản quyền
e. Các ưu điểm trên đều sai.
7. Ưu điểm của việc vận dụng chiến lược đặt tên nhãn hiệu cho riêng từng loại sản phẩm là:
a. Danh tiếng của doanh nghiệp không gắn liền với mức độ chấp nhận sản phẩm. - Đáp án
b. Chi phí cho việc giới thiệu sản phẩm là thấp hơn
c. Việc giới thiệu sản phẩm mới dễ dàng hơn.
d. a và b
e. Tất cả đều đúng.
8. Bao gói tốt có thể là:
a. Bảo vệ sản phẩm
b. Khuếch trương sản phẩm
c. Tự bán được sản phẩm
d. Tất cả các điều nêu trên - Đáp án
9. Việc một số hãng mỹ phẩm Hàn Quốc mang các sản phẩm đã ở giai đoạn cuối của chu kì sống tại thị trường Hàn Quốc sang thị trường Việt Nam thì đã:
a. Làm giảm chi phí nghiên cứu và triển khai sản phẩm mới
b. Tạo cho những sản phẩm đó một chu kì sống mới - Đáp án
c. Giảm chi phí Marketing sản phẩm mới
d. Làm tăng doanh số bán sản phẩm.
10. Thứ tự đúng của các giai đoạn trong chu kì sống của sản phẩm là:
a. Tăng trưởng, bão hoà, triển khai, suy thoái
b. Triển khai, bão hoà, tăng trưởng, suy thoái
c. Tăng trưởng, suy thoái, bão hoà, triển khai
d. Không câu nào đúng. - Đáp án
11. Trong một chu kì sống của một sản phẩm, giai đoạn mà sản phẩm được bán nhanh trên thị truờng và mức lợi nhuận tăng nhanh được gọi là:
a. Bão hoà
b. Triển khai
c. Tăng trưởng - Đáp án
d. Suy thoái
12. Công việc nào trong các công việc sau đây mà nhà làm Marketing không nên tiến hành nếu sản phẩm đang ở giai đoạn tăng trưởng của nó?
a. Giữ nguyên hoặc nâng cao chất lượng sản phẩm.
b. Tiếp tục thông tin mạnh mẽ về sản phẩm cho công chúng.
c. Đánh giá và lựa chọn lại các kênh phân phối - Đáp án
d. Đưa sản phẩm vào thị trường mới.
e. Thay đổi đôi chút về thông điệp quảng cáo.
13. Các sản phẩm tham gia hoàn toàn vào thành phần sản phẩm của nhà sản xuất được gọi là:
a. Tài sản cố định
b. Vật tư dịch vụ
c. Nguyên vật liệu. - Đáp án
d. Thiết bị phụ trợ
14. Chất lượng sản phẩm là một trong các công cụ để định vị thị trường, vì vậy chất lượng sản phẩm có thể được đo lường bằng sự chấp nhận của:
a. Nhà sản xuất
b. Đối thủ cạnh tranh
c. Khách hàng - Đáp án
d. Đại lý tiêu thụ
II. Các câu sau đây đúng hay sai:
1. Các nhà Marketing phải tìm cách bán những lợi ích sản phẩm chứ không
phải các tính chất của chúng. - Đúng
2. Bất kì sản phẩm nào được tung ra thị trường đều phải được gắn nhãn hiệu của nhà sản xuất.
3. Việc sử dụng tên nhãn hiệu đồng nhất cho tất cả các sản phẩm được sản xuất bởi doanh nghiệp sẽ làm tăng chi phí quảng cáo.
4. Một yêu cầu của tên nhãn hiệu là nó phải được khác biệt so với các tên
nhãn hiệu khác của các sản phẩm cùng loại. - Đúng
5. Việc bổ xung những yếu tố cho một sản phẩm như lắp đặt, bảo hành, sửa chữa dịch vụ sau bán hàng … làm tăng chi phí, do đó doanh nghiệp không nên làm những việc này.
6. Cách duy nhất để có được sản phẩm mới là doanh nghiệp tự nghiên cứu
và thử nghiệm sản phẩm mới đó.
7. Trong quá trình phát triển sản phẩm mới, thử nghiệm thị trường là giai đoạn trong đó sản phẩm mới cùng với các chương trình Marketing được triển khai trong bối cảnh môi trường thực tế. - Đúng
8. Thông thưởng, khi chu kì sống của một sản phẩm bắt đầu, doanh nghiệp không cần bỏ nhiều nỗ lực để cho nó diễn tiến.
9. Danh mục sản phẩm có phạm vi hẹp hơn chủng loại sản phẩm.
10. Theo quan niệm Marketing, sản phẩm mới là những sản phẩm phải được làm mới hoàn toàn về chất lượng, hình dáng, bao gói, nhãn hiệu.
Câu 1 (4,5 điểm): Chọn phương án trả lời đúng nhất (Không cần chép lại câu hỏi. Các câu Đúng/Sai không cần giải thích)
1. Làm việc với phóng viên để viết một bài báo hay về công ty của bạn là một ví dụ về hoạt động:
a. Quan hệ công chúng - Đáp án
b. Bán hàng cá nhân
c. Quảng cáo
d. Xúc tiến hỗn hợp
2. Hãng mỹ phẩm Revlon nhận ra rằng khi một người phụ nữ mua một thỏi son thì người đó không chỉ đơn thuần là mua màu của son mà còn mua niềm hy vọng. Hãng mỹ phẩm này đã nhận ra cấp độ nào trong các cấp độ cấu thành sản phẩm sau đây:
a. Sản phẩm hiện thực
b. Những lợi ích cốt lõi - Đáp án
c. Sản phẩm tiện lợi
d. Sản phẩm bổ sung
3. Một sản phẩm đang ở giai đoạn Bão hòa nên sử dụng kiểu quảng cáo theo mục tiêu:
a. Thuyết phục
b. So sánh
c. Thông tin
d. Nhắc nhở - Đáp án
4. Câu nào sau đây là đúng khi phát biểu về Định vị:
a. Không phải tất cả các sản phẩm đều tạo được điểm khác biệt
b .Mục tiêu cuối cùng của định vị là thành công trong việc tạo ra điểm khác biệt nổi trội của sản phẩm trong tâm trí khách hàng - Đáp án
c. Doanh nghiệp cần khuếch trương tất cả những điểm khác biệt trong sản phẩm của mình
d. Không nên tiến hành tái định vị cho bất cứ sản phẩm nào
5. Ưu điểm của việc chủ động giảm giá bán sản phẩm là:
a. Củng cố hình ảnh của doanh nghiệp
b. Giảm nguy cơ mất khách hàng - Đáp án
c. Cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp
d. Tẩt cả những điều nêu trên
6. Trong quá trình phát triển của marketing, giai đoạn đầu tiên các marketer áp dụng quan điểm:
a. Tập trung vào bán hàng
b. Tập trung vào sản xuất - Đáp án
c. Tập trung vào sản phẩm
d.Tập trung vào thị phần
7. Một hãng dẫn dầu thị trường (hãng có thị phần lớn nhất) có thể phản ứng với việc giảm giá của đối thủ cạnh tranh bằng cách:
a. Duy trì mức giá
b. Giảm giá theo
c. Tăng giá và tăng cường các chính sách marketing khác
d. Tung ra một “nhãn hiệu tấn công” - Đáp án
8. Quyết định nên thu thập số liệu bằng phỏng vấn qua thư tín, qua điện thoại hay phỏng vấn trực tiếp cá nhân là thuộc bước nào sau đây trong quá trình nghiên cứu marketing?
a. Xác định vấn đề và mục tiêu nghiên cứu
b. Lập kế hoạch nghiên cứu - Đáp án
c. Tiến hành thu thập dữ liệu
d. Phân tích dữ liệu thu thập được
9. Câu nói nào dưới đây thể hiện đúng nhất triết lý kinh doanh theo định hướng marketing?
a. Chúng ta đang cố gắng bán cho khách hàng những sản phẩm hoàn hảo
b. Khách hàng đang cần sản phẩm X, hãy sản xuất và bán cho khách hàng sản phẩm đó - Đáp án
c. Chi phí đầu vào cho sản phẩm Y đang rất cao, hãy tìm cách tiết kiệm để bán Y với giá rẻ hơn
d. Doanh số bán đang suy giảm, hãy tập trung mọi nguồn lực để đẩy mạnh bán hàng
10. Dữ liệu thứ cấp (Secondary data) thường có thể thu thập được:
a. Nhanh và rẻ hơn so với dữ liệu sơ cấp - Đáp án
b. Độ tin cậy cao hơn dữ liệu sơ cấp
c. Thông qua điều tra phỏng vấn khách hàng
d. Thông qua điều tra phỏng vấn khách hàng và các nguồn tài liệu khác.
11. Ba công việc chính trong tiến trình của marketing mục tiêu là Định vị thị trường (1), Phân đoạn thị trường (2) và Chọn thị trường mục tiêu (3). Trình tự đúng của các công việc trên là:
a. (1) (2) (3)
b. (3) (2) (1)
c. (2) (3) (1) - Đáp án
d. (2) (1) (3)
12. Trong các hoạt động xúc tiến hỗn hợp, Bán hàng cá nhân tốt hơn Quảng cáo khi:
a. Cần thông tin phản hồi của thị trường ngay lập tức
b. Sản phẩm được bán có giá trị lớn và cần nhiều sự tư vấn
c. Doanh nghiệp muốn tiết kiệm chi phí cho một lần tiếp xúc
d. (a) và (b) - Đáp án
e.Tất cả đều đúng
13. Định nghĩa nào sau đây đúng với một Nhà phân phối trong kênh phân phối?
a. Là trung gian thực hiện chức năng phân phối trên thị trường công nghiệp - Đáp án
b. Là trung gian bán sản phẩm cho người tiêu dùng cuối dùng
c. Là trung gian bán sản phẩm cho các trung gian khác
d. Là trung gian có quyền hành động hợp pháp thay cho nhà sản xuât
14. Khi sử dụng chiến lược marketing không phân biệt, người bán có thể gặp phải những khó khăn sau đây, ngoại trừ:
a. Không dễ tạo ra một sản phẩm có thể thu hút mọi khách hàng
b. Cạnh tranh sẽ gay gắt hơn
c. Khó khăn khi muốn thay đổi trên thị trường có quy mô lớn
d. Phải tính đến sự khác biệt trong đặc điểm của từng đoạn thị trường - Đáp án
15. Theo mô hình Năm lực lượng cạnh tranh của Michael Porter, đe dọa của đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn sẽ ảnh hưởng đến:
a. Môi trường marketing vĩ mô của doanh nghiệp
b. Quy mô hiện tại của thị trường
c. Sức dấp dẫn của thị trường - Đáp án
d. Thế mạnh của doanh nghiệp
Câu 2: Tổng điểm là 2,0
a. Marketing là gì? (0,5 điểm)
Trả lời: Marketing là quá trình xúc tiến với thị trường nhằm thoả mãn những nhu cầu và mong muốn của con người; hoặc
Marketing là một dạng hoạt động của con ng¬ười nhằm thoả mãn những nhu cầu mong muốn thông qua trao đổi.
b. Marketing hình thành rõ nét nhất khi nào? (0,5 điểm)
Trả lời: Marketing hình thành rõ nét nhất khi có sự cạnh tranh; nghĩa là khi người ta phải cạnh tranh với nhau để bán một cái gì đó hoặc mua một cái gì đó.
c. Theo bạn, các doanh nghiệp Việt Nam dưới thời bao cấp có cần dùng đến marketing không? Tại sao? (1,0 điểm)
Trả lời: Trong thời bao cấp, các DN Việt Nam KHÔNG hoặc RẤT ÍT áp dụng marketing trong hoạt động của mình. Lý do: KHÔNG hoặc HẦU NHƯ KHÔNG CÓ sự cạnh tranh.
Câu 3: Tổng điểm là 2,0
a. Phân biệt sự khác nhau giữa chiến lược marketing không phân biệt, marketing phân biệt và marketing tập trung (1,0 điểm)
Yêu cầu: Sinh viên phân biệt sự khác nhau giữa Bản chất, Ưu điểm, Hạn chế của việc áp dụng từng chiến lược này
-Bản chất: Như trong tài liệu
-Ưu điểm: Như trong tài liệu
-Hạn chế: Như trong tài liệu
b. Theo bạn, một doanh nghiệp có quy mô nhỏ, năng lực không lớn, kinh doanh một sản phẩm mới trên một thị trường có nhu cầu không đồng nhất thì nên chọn chiến lược nào trong 3 chiến lược nói trên? Tại sao? (1,0 điểm)
Trả lời: DN đó nên chọn chiến lược Marketing tập trung. Sinh viên dựa vào đặc điểm của donh nghiệp, dựa vào đặc điểm của chiến lược marketing tập trung đã phân tích ở câu (a) nói trên để giải thích.
Câu 4: Tổng điểm là 1,5
Bán hàng trực tiếp
Ưu điểm* Nhân viên bán hàng nắm rõ thông tin về sản phẩm dể truyền đạt cho khách hàng
* Thu được thông tin phản hồi của khách hàng về sản phẩm gần như ngay lập tức
* Kiểm soát tốt về hàng hóa (trưng bày, giá bán, dịch vụ đi kèm…)
Hạn chế:
* Chi phí cao
* Khó bao phủ rộng rãi thị trường; đặc biệt là khi có nhiều khách hàng và khách hàng lại không tập trung theo phạm vi địa lý
...
Bán hàng qua trung gian
Ưu điểm:
* Tiết kiệm chi phí
* Giảm số lần tiếp xúc
* Bao phủ rộng rãi thị trường
* Có thể tăng hiệu quả nhờ chuyên môn hóa
Hạn chế:
* Không thu được thông tin phản hồi của thị trường ngay lập tức
* Khó kiểm soát hàng hóa hoặc phải đòi hỏi đội ngũ kiểm soát đông đảo
…
.Chọn 1 phương án trả lời đúng nhất
1. Trong một tình huống marketing cụ thể thì marketing là công việc của:
a. Người bán
b. Người mua
c. Đồng thời của cả người bán và người mua
d. Bên nào tích cực hơn trong việc tìm cách trao đổi với bên kia. - Đáp án
2. Bạn đang chọn hình thức giải trí cho 2 ngày nghỉ cuối tuần sắp tới. Sự lựa chọn đó được quyết định bởi:
a. Sự ưa thích của cá nhân bạn
b. Giá tiền của từng loại hình giải trí
c. Giá trị của từng loại hình giải trí - Đáp án
d. Tất cả các điều nêu trên
3. Quan điểm marketing định hướng sản xuất cho rằng người tiêu dùng sẽ ưa thích những sản phẩm:
a. Được bán rộng rãi với giá hạ - Đáp án
b. Được sản xuất bằng dây chuyền công nghệ cao.
c. Có kiểu dáng độc đáo
d. Có nhiều tính năng mới.
4. Có thể nói rằng:
a. Marketing và bán hàng là 2 thuật ngữ đồng nghĩa.
b. Marketing và bán hàng là 2 thuật ngữ khác biệt nhau.
c. Bán hàng bao gồm cả Marketing
d. Marketing bao gồm cả hoạt động bán hàng. - Đáp án
5. Mong muốn của con người sẽ trở thành yêu cầu khi có:
a. Nhu cầu
b. Sản phẩm
c. Năng lực mua sắm - Đáp án
d. Ước muốn
6. Sự hài lòng của khách hàng sau khi sử dụng hàng hoá tuỳ thuộc vào:
a. Giá của hàng hoá đó cao hay thấp
b. Kỳ vọng của người tiêu dùng về sản phẩm đó
c. So sánh giữa giá trị tiêu dùng và kì vọng về sản phẩm. - Đáp án
d. So sánh giữa giá trị tiêu dùng và sự hoàn thiện của sản phẩm.
7. Trong những điều kiện nêu ra dưới đây, điều kiện nào không nhất thiết phải thoả mãn mà sự trao đổi tự nguyện vẫn diễn ra:
a. Ít nhất phải có 2 bên
b. Phải có sự trao đổi tiền giữa hai bên - Đáp án
c. Mỗi bên phải khả năng giao tiếp và giao hàng
d. Mỗi bên được tự do chấp nhận hoặc từ chối đề nghị (chào hàng) của bên kia.
e. Mỗi bên đều tin tưởng việc giao dịch với bên kia là hợp lý.
8. Câu nói nào dưới đây thể hiện đúng nhất triết lý kinh doanh theo định hướng Marketing?
a. Chúng ta đang cố gắng bán cho khách hàng những sản phẩm hoàn hảo.
b. Khách hàng đang cần sản phẩm A, hãy sản xuất và bán cho khách hàng sản phẩm A - Đáp án
c. Chi phí cho nguyên vật liệu đầu vào của sản phẩm B đang rất cao, hãy cố giảm nó để bán được nhiều sản phẩm B với giá rẻ hơn.
d. Doanh số đang giảm, hãy tập trung mọi nguồn lực để đẩy mạnh bán hàng.
9. Theo quan điểm Marketing thị trường của doanh nghiệp là:
a. Tập hợp của cả người mua và người bán 1 sản phẩm nhất định
b. Tập hợp người đã mua hàng của doanh nghiệp
c. Tập hợp của những nguời mua thực tế và tiềm ẩn - Đáp án
d. Tập hợp của những người sẽ mua hàng của doanh nghiệp trong tương lai.
e. Không câu nào đúng.
10. Trong các khái niệm dưới đây, khái niệm nào không phải là triết lý về quản trị Marketing đã được bàn đến trong sách?
a. Sản xuất
b. Sản phẩm
c. Dịch vụ - Đáp án
d. Marketing
e. Bán hàng
11. Quan điểm ………….. cho rằng người tiêu dùng ưa thích những sản phẩm có chất lượng, tính năng và hình thức tốt nhất và vì vậy doanh nghiệp cần tập trung nỗ lực không ngừng để cải tiến sản phẩm.
a. Sản xuất
b. Sản phẩm - Đáp án
c. Dịch vụ
d. Marketing
e. Bán hàng
12. Quan điểm bán hàng được vận dụng mạnh mẽ với
a. Hàng hoá được sử dụng thường ngày
b. Hàng hoá được mua có chọn lựa
c. Hàng hoá mua theo nhu cầu đặc biệt
d. Hàng hoá mua theo nhu cầu thụ động. - Đáp án
13. Theo quan điểm Marketing đạo đức xã hội, người làm Marketing cần phải cân đối những khía cạnh nào khi xây dựng chính sách Marketing?
a. Mục đích của doanh nghiệp
b. Sự thoả mãn của người tiêu dùng
c. Phúc lợi xã hội
d. (b) và ©
e. Tất cả những điều nêu trên. - Đáp án
14. Triết lý nào về quản trị Marketing cho rằng các công ty cần phải sản xuất cái mà người tiêu dùng mong muốn và như vậy sẽ thoả mãn được người tiêu dùng và thu được lợi nhuận?
a. Quan điểm sản xuất
b. Quan điểm sản phẩm
c. Quan điểm bán hàng
d. Quan điểm Marketing - Đáp án
15. Quản trị Marketing bao gồm các công việc: (1) Phân tích các cơ hội thị trường, (2) Thiết lập chiến lược Marketing, (3) Phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu, (4) Hoạch định chương trình Marketing, (5) Tổ chức thực hiện và kiểm tra các hoạt động Marketing. Trình tự đúng trong quá trình này là:
a. (1) (2) (3) (4) (5)
b. (1) (3) (4) (2) (5)
c. (3) (1) (2) (4) (5)
d. (1) (3) (2) (4) (5) - Đáp án
e. Không câu nào đúng
II. Các câu sau là đúng hay sai?
1. Marketing cũng chính là bán hàng và quảng cáo?
2. Các tổ chức phi lợi nhuận không cần thiết phải làm Marketing
3. Mong muốn của con người là trạng thái khi anh ta cảm thấy thiếu thốn một cái gì đó.
4. Những thứ không thể “sờ mó” được như dịch vụ không được coi là sản phẩm như định nghĩa trong sách.
5. Báo An ninh thế giới vừa quyên góp 20 triệu đồng cho quỹ Vì trẻ thơ. Việc quyên góp này được coi như là một cuộc trao đổi.
6. Quan điểm sảm phẩm là một triết lý thích hợp khi mức cung vượt quá cầu hoặc khi giá thành sản phẩm cao, cần thiết phải nâng cao năng xuất để giảm giá thành.
7. Quan điểm bán hàng chú trọng đến nhu cầu của người bán, quan điểm Marketing chú trọng đến nhu cầu của người mua. - Đúng
8. Nhà kinh doanh có thể tạo ra nhu cầu tự nhiên của con người.
9. Mục tiêu chính của người làm Marketing là phát hiện ra mong muốn và nhu cầu có khả năng thanh toán của con người. - Đúng
10.Quan điểm nỗ lực tăng cường bán hàng và quan điểm Marketing trong quản trị Marketing đều có cùng đối tượng quan tâm là khách hàng mục tiêu.
Câu hỏi lựa chọn: Chọn 1 phương án trả lời đúng nhất
1. Bước đầu tiên trong quá trình nghiên cứu Marketing là gì?
a. Chuẩn bị phương tiện máy móc để tiến hành xử lý dữ liệu
b. Xác định vấn đề và mục tiêu cần nghiên cứu. - Đáp án
c. Lập kế hoach nghiên cứu ( hoặc thiết kế dự án nghiên cứu)
d. Thu thập dữ liệu
2. Sau khi thu thập dữ liệu xong, bước tiếp theo trong quá trình nghiên cứu Marketing sẽ là:
a. Báo cáo kết quả thu được.
b. Phân tích thông tin - Đáp án
c. Tìm ra giải pháp cho vấn đề cần nghiên cứu.
d. Chuyển dữ liệu cho nhà quản trị Marketing để họ xem xét.
3. Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu:
a. Có tầm quan trọng thứ nhì
b. Đã có sẵn từ trước đây - Đáp án
c. Được thu thập sau dữ liệu sơ cấp
d. (b) và ©
e. Không câu nào đúng.
4. Câu nào trong các câu sau đây đúng nhất khi nói về nghiên cứu Marketing:
a. Nghiên cứu Marketing luôn tốn kém vì chi phí tiến hành phỏng vấn rất cao.
b. Các doanh nghiệp cần có một bộ phận nghiên cứu Marketing cho riêng mình.
c. Nghiên cứu Marketing có phạm vi rộng lớn hơn so với nghiên cứu khách hàng. - Đáp án
d. Nhà quản trị Marketing coi nghiên cứu Marketing là định hướng cho mọi quyết định.
5. Có thể thu thập dữ liệu thứ cấp từ các nguồn:
a. Bên trong doanh nghiệp
b. Bên ngoài doanh nghiệp
c. Cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp - Đáp án
d. Thăm dò khảo sát
6. Nghiên cứu Marketing nhằm mục đích:
a. Mang lại những thông tin về môi trường Marketing và chính sách Marketing của doanh nghiệp. - Đáp án
b. Thâm nhập vào một thị trường nào đó
c. Để tổ chức kênh phân phối cho tốt hơn
d. Để bán được nhiều sản phẩm với giá cao hơn.
e. Để làm phong phú thêm kho thông tin của doanh nghiệp
7. Dữ liệu so cấp có thể thu thập được bằng cách nào trong các cách dưới đây?
a. Quan sát
b. Thực nghiệm
c. Điều tra phỏng vấn.
d. (b) và ©
e. Tất cả các cách nêu trên. - Đáp án
8. Câu hỏi đóng là câu hỏi:
a. Chỉ có một phương án trả lời duy nhất
b. Kết thúc bằng dấu chấm câu.
c. Các phương án trả lời đã được liệt kê ra từ trước. - Đáp án
d. Không đưa ra hết các phương án trả lời.
9. Trong các câu sau đây, câu nào không phải là ưu điểm của dữ liệu sơ cấp so với dữ liệu thứ cấp:
a. Tính cập nhật cao hơn
b. Chi phí tìm kiếm thấp hơn - Đáp án
c. Độ tin cậy cao hơn
d. Khi đã thu thập xong thì việc xử lý dữ liệu sẽ nhanh hơn.
10. Trong các cách điều tra phỏng vấn sau đây, cách nào cho độ tin cậy cao nhất và thông tin thu được nhiều nhất?
a. Phỏng vấn qua điện thoại
b. Phỏng vấn bằng thư tín.
c. Phỏng vấn trực tiếp cá nhân - Đáp án
d. Phỏng vấn nhóm.
e. Không có cách nào đảm bảo cả hai yêu cầu trên
11. Câu nào sau đây là đúng khi so sánh phỏng vấn qua điện thoại và phỏng vấn qua bưu điện (thư tín)?
a. Thông tin phản hồi nhanh hơn.
b. Số lượng thông tin thu đuợc nhiều hơn đáng kể. - Đáp án
c. Chi phí phỏng vấn cao hơn.
d. Có thể đeo bám dễ dàng hơn.
12. Các thông tin Marketing bên ngoài được cung cấp cho hệ thông thông tin của doanh nghiệp, ngoại trừ:
a. Thông tin tình báo cạnh tranh.
b. Thông tin từ các báo cáo lượng hàng tồn kho của các đại lý phân phối. - Đáp án
c. Thông tin từ các tổ chức dịch vụ cung cấp thông tin.
d. Thông tin từ lực lượng công chúng đông đảo.
e. Thông tin từ các cơ quan nhà nước.
13. Câu hỏi mà các phương án trả lời chưa được đưa ra sẵn trong bảng câu hỏi thì câu hỏi đó thuộc loại câu hỏi?
a. Câu hỏi đóng
b. Câu hỏi mở - Đáp án
c. Có thể là câu hỏi đóng, có thể là câu hỏi mở.
d. Câu hỏi cấu trúc.
14. Thứ tự đúng của các bước nhỏ trong bước 1 của quá trình nghiên cứu Marketing là gì?
a. Vấn đề quản trị, mục tiêu nghiên cứu, vấn đề nghiên cứu.
b. Vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, vấn đề quản trị.
c. Mục tiêu nghiên cứu, vấn đề nghiên cứư, vấn đề quản trị.
d. Vấn đề quản trị, vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu. - Đáp án
e. Không có đáp án đúng.
15. Một cuộc nghiên cứu Marketing gần đây của doanh nghiệp X đã xác định được rằng nếu giá bán của sản phẩm tăng 15% thì doanh thu sẽ tăng 25%; cuộc nghiên cứu đó đã dùng phương pháp nghiên cứu nào trong các phương pháp nghiên cứu sau đây?
a. Quan sát
b. Thực nghiệm - Đáp án
c. Phỏng vấn trực tiếp cá nhân
d. Thăm dò
II. Các câu hỏi sau đây đúng hay sai?
1. Nghiên cứu Marketing cũng chính là nghiên cứu thị trường
2. Dữ liệu thứ cấp có độ tin cậy rất cao nên các nhà quản trị Marketing hoàn toàn có thể yên tâm khi đưa ra các quyết định Marketing dựa trên kết quả phân tích các dữ liệu này.
3. Công cụ duy nhất để nghiên cứu Marketing là bảng câu hỏi
4. Thực nghiện là phương pháp thích hợp nhất để kiểm nghiệm giả thuyết về mối quan hệ nhân quả. - Đúng
5. Chỉ có một cách duy nhất để thu thập dữ liệu sơ cấp là phương pháp phỏng vấn trực tiếp cá nhân.
6. Việc chọn mẫu ảnh hưởng không nhiều lắm đến kết quả nghiên cứu.
7. Một báo cáo khoa học của một nhà nghiên cứu đã được công bố trước đây vẫn được xem là dữ liệu thứ cấp mặc dù kết quả nghiên cứu này chỉ mang tính chất định tính chứ không phải là định lượng. - Đúng
8. Sai số do chọn mẫu luôn xảy ra bất kể mẫu đó được lập như thế nào.
9. Cách diễn đạt câu hỏi có ảnh hưởng nhiều đến độ chính xác và số lượng thông tin thu thập được. - Đúng
10. Một vấn đề nghiên cứu được coi là đúng đắn phù hợp nến như nó được xác định hoàn toàn theo chủ ý của người nghiên cứu.
Câu hỏi lựa chọn: Chọn 1 phương án trả lời đúng nhất.
1. Trong các yếu tố sau đây, yếu tố nào không thuộc về môi trường Marketing vi mô của doanh nghiệp?
a. Các trung gian Marketing
b. Khách hàng
c. Tỷ lệ lạm phát hàng năm. - Đáp án
d. Đối thủ cạnh tranh.
2. Môi trường Marketing vĩ mô được thể hiện bởi những yếu tố sau đây, ngoại trừ:
a. Dân số
b. Thu nhập của dân cư.
c. Lợi thế cạnh tranh. - Đáp án
d. Các chỉ số về khả năng tiêu dùng.
3. Trong các đối tượng sau đây, đối tượng nào là ví dụ về trung gian Marketing ?
a. Đối thủ cạnh tranh.
b. Công chúng.
c. Những người cung ứng.
d. Công ty vận tải, ô tô. - Đáp án
4. Tín ngưỡng và các giá trị ……… rất bền vững và ít thay đổi nhất.
a. Nhân khẩu
b. Sơ cấp
c. Nhánh văn hoá
d. Nền văn hoá - Đáp án
5. Các nhóm bảo vệ quyền lợi của dân chúng không bênh vực cho:
a. Chủ nghĩa tiêu dùng.
b. Chủ trương bảo vệ môi trường của chính phủ.
c. Sự mở rộng quyền hạn của các dân tộc thiểu số
d. Một doanh nghiệp trên thị trường tự do. - Đáp án
6. Văn hoá là một yếu tố quan trọng trong Marketing hiện đại vì:
a. Không sản phẩm nào không chứa đựng những yếu tố văn hoá.
b. Hành vi tiêu dùng của khách hàng ngày càng giống nhau.
c. Nhiệm vụ của người làm Marketing là điều chỉnh hoạt động marketing đúng với yêu cầu của văn hoá. - Đáp án
d. Trên thế giới cùng với quá trình toàn cầu hoá thi văn hoá giữa các nước ngày càng có nhiều điểm tương đồng.
7. Môi trường Marketing của một doanh nghiệp có thể được định nghĩa là:
a. Một tập hợp của những nhân tố có thể kiểm soát được.
b. Một tập hợp của những nhân tố không thể kiểm soát được.
c. Một tập hợp của những nhân tố bên ngoài doanh nghiệp đó.
d. Một tập hợp của những nhân tố có thể kiểm soát được và không thể kiểm soát được. - Đáp án
8. Những nhóm người được xem là công chúng tích cực của 1 doanh nghiệp thường có đặc trưng:
a. Doanh nghiệp đang tìm sự quan tâm của họ.
b. Doanh nghiệp đang thu hút sự chú ý của họ.
c. Họ quan tâm tới doanh nghiệp với thái độ thiện chí. - Đáp án
d. Họ quan tâm tới doanh nghiệp vì họ có nhu cầu đối với sản phẩm của doanh nghiệp.
9. Khi phân tích môi trường bên trong doanh nghiệp, nhà phân tích sẽ thấy được:
a. Cơ hội và nguy cơ đối với doanh nghiệp.
b. Điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp - Đáp án
c. Cơ hội và điểm yếu của doanh nghiệp.
d. Điểm mạnh và nguy cơ của doanh nghiệp
e. Tất cả điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ.
10. Trong các yếu tố sau, yếu tố nào không thuộc phạm vi của môi trường nhân khẩu học:
a. Quy mô và tốc độ tăng dân số.
b. Cơ cấu tuổi tác trong dân cư.
c. Cơ cấu của ngành kinh tế. - Đáp án
d. Thay đổi quy mô hộ gia đình.
11. Khi Marketing sản phẩm trên thị trường, yếu tố địa lý và yếu tố khí hậu ảnh hưởng quan trọng nhất dưới góc độ:
a. Thu nhập của dân cư không đều.
b. Đòi hỏi sự thích ứng của sản phẩm - Đáp án
c. Nhu cầu của dân cư khác nhau.
d. Không tác động nhiều đến hoạt động Marketing.
12. Đối thủ cạnh tranh của dầu gội đầu Clear là tất cả các sản phẩm dầu gội đầu khác trên thị trường. Việc xem xét đối thủ cạnh tranh như trên đây là thuộc cấp độ:
a. Cạnh tranh mong muốn.
b. Cạnh tranh giữa các loại sản phẩm.
c. Cạnh tranh trong cùng loại sản phẩm. - Đáp án
d. Cạnh tranh giữa các nhãn hiệu.
13. Các tổ chức mua hàng hoá và dịch vụ cho quá trình sản xuất để kiếm lợi nhuận và thực hiện các mục tiêu đề ra được gọi là thị trường ……
a. Mua đi bán lại.
b. Quốc tế.
c. Công nghiệp. - Đáp án
d. Tiêu dùng.
e. Chính quyền.
II. Các câu sau đây đúng hay sai?
1. Những yếu tố thuộc môi trường kinh tế thường có ít giá trị cho việc dự báo tiềm năng của một đoạn thị trường cụ thể.
2. Công ty nghiên cứu thị trường là một ví dụ cụ thể về trung gian marketing. - Đúng
3. Nói chung thì các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô của doanh nghiệp được coi là yếu tố mà doanh nghiệp không kiểm soát được.- Đúng
4. Môi trường công nghệ là một bộ phận trong môi trường Marketing vi mô của doanh nghiệp - Đúng
5. Các yếu tố thuộc môi trường Marketing luôn chỉ tạo ra các mối đe doạ cho doanh nghiệp.
6. Các nhánh văn hoá không được coi là thị trường mục tiêu vì chúng có nhu cầu đặc thù.
7. Các giá trị văn hoá thứ phát thường rất bền vững và ít thay đổi nhất.
8. Trong các cấp độ cạnh tranh, cạnh tranh trong cùng loại sản phẩm là gay gắt nhất.
9. Khách hàng cũng được xem như là một bộ phận trong môi trường Marketing của doanh nghiệp.- Đúng
10. Đã là khách hàng của doanh nghiệp thì nhu cầu và các yếu tố để tác động lên nhu cầu là khác nhau bất kể thuộc loại khách hàng nào.- Đúng
NỘI DUNG ĐỀ THI
Câu I (1,5 điểm):
Khách hàng là một trong những đối tượng mà người làm marketing phải tập trung nghiên cứu, vậy theo bạn nghiên cứu khách hàng để làm gì? Bạn hãy cho ví dụ dẫn chứng?
Câu II (1,0 điểm):
Bạn hãy chọn 1 sản phẩm về nêu rõ ba cấp độ lợi ích của sản phẩm này? Theo bạn với sản phẩm này cấp độ lợi ích nào là quan trọng nhất? Nhóm khách hàng mục tiêu nào mà sản phẩm này hướng đến?
Câu III (1,5 điểm):
Doanh nghiệp Nam Phát dự định tung sản phẩm Gạo lức đa năng đóng gói với bao bì loại 5 kg và 2 kg vào hệ thống siêu thị. Doanh nghiệp đang định giá cho sản phẩm này. Họ dự định sẽ sử dụng phương pháp định giá hớt váng sữa với hy vọng sẽ mau chóng thu hồi vốn và tái đầu tư nhanh. Bạn hãy cho ý kiến về việc này, theo bạn họ sử dụng phương pháp này có phù hợp? tạo sao? Nếu phương pháp này không sử dụng được, bạn hãy đề xuất phương pháp định giá cho sản phẩm này, và nêu ý kiến thuyết phục họ?
Câu IV- Câu hỏi tình huống:
Nước mắm Knorr Phú Quốc 100% nguyên liệu tự nhiên
(Trích từ nguồn: Internet- SGTT)
Ngày 13/7 vừa qua tại huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, nhãn hàng Knorr thuộc Công ty TNHH Unilever Việt Nam tổ chức lễ giới thiệu "nước mắm Knorr Phú Quốc 100% nguyên liệu tự nhiên".
Quy trình sản xuất mắm.
Tham dự lễ giới thiệu có đại diện Hiệp hội Sản xuất Nước mắm Phú Quốc, chính quyền địa phương, các ban ngành liên quan cùng các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương và địa phương. Buổi lễ nhằm mục đích giới thiệu về nguồn gốc xuất xứ, quy trình sản xuất tiên tiến, nguồn nguyên liệu tự nhiên 100% đảm bảo chất lượng cao, vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) của nước mắm Knorr Phú Quốc 100% nguyên liệu tự nhiên được sản xuất tại Phú Quốc.
Nước mắm Knorr Phú Quốc 100% nguyên liệu tự nhiên đáp ứng đúng tiêu chuẩn của nhà nước về nguồn gốc xuất xứ của nước mắm là chỉ những sản phẩm nước mắm sản xuất và đóng chai tại Phú Quốc mới được mang thương hiệu Phú Quốc.
Điểm đặc biệt làm nên sự khác biệt của nước mắm Phú Quốc so với các vùng khác chính là nguồn nguyên liệu và phương pháp chượp. Nước mắm Knorr Phú Quốc 100% nguyên liệu tự nhiên được sản xuất theo đúng quy trình sản xuất nước mắm truyền thống, dưới sự giám sát chặt chẽ về chất lượng tại cơ sở đóng chai hiện đại, đạt tiêu chuẩn cao về VSATTP, từ nguyên liệu đầu vào là cá cơm đến thành phẩm.
Quy trình này được thực hiện nghiêm ngặt ngay từ khâu đánh bắt cá ngoài khơi như loại bỏ tạp chất, rửa sạch cá bằng nước biển, trộn cá với muối theo tỷ lệ nhất định rồi bảo quản trong hầm tàu đưa vào bờ. Cá nguyên liệu sau đó được đưa vào thùng chượp bằng loại gỗ đặc biệt, trên mặt thùng phủ một lớp muối dày. Giai đoạn ủ chượp này kéo dài khoảng 12 tháng trong các căn nhà có mái che.
Để có được một chai nước mắm thơm ngon với 100% nguyên liệu tự nhiên bán ra thị trường, nhà sản xuất phải giám sát chặt chẽ khâu chế biến nước mắm qua một quy trình đặc biệt để tạo ra sản phẩm đặc chủng phù hợp với khẩu vị người sử dụng. Quy trình này cần phải có những trang thiết bị hiện đại, đạt tiêu chuẩn về VSATTP đòi hỏi quy mô đầu tư lớn.
Kể từ năm 2002 công ty TNHH Unilever Việt Nam đã khánh thành nhà máy sản xuất & đóng chai Quốc Dương, đặt tại thị trấn Dương Đông, Phú Quốc có dây chuyền hiện đại, hoàn chỉnh đầu tiên tại huyện đảo Phú Quốc và cho đến thời điểm hiện nay vẫn là nhà máy sản xuất và đóng chai nước mắm với quy mô lớn duy nhất ở đây. Nhà máy có quy trình sản xuất khép kín từ khâu nguyên liệu đầu vào cho tới thành phẩm, theo tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế, hệ thống quản lý tiên tiến và tuân thủ đúng quy trình tiệt trùng, đảm bảo tiêu chuẩn về VSATTP. Chính vì được sản xuất và đóng chai ngay tại nguồn nguyên liệu, nước mắm chấm Knorr Phú Quốc của Unilever Việt Nam đã đem đến cho người tiêu dùng hương vị nước mắm Phú Quốc chính gốc và đảm bảo chất lượng VSATTP tuyệt đối.
Hiện nay, trong hoàn cảnh vấn đề chất lượng các sản phẩm nước chấm nói chung và nước mắm nói riêng đang đặt ra nhiều mối lo ngại cho các cơ quan quản lý chức năng và người tiêu dùng, việc đưa ra thị trường những sản phẩm nước chấm có nguồn gốc rõ ràng, được làm từ nguồn nguyên liệu tự nhiên, đảm bảo đạt tiêu chuẩn cao về VSATTP là vô cùng quan trọng, đáp ứng đúng nhu cầu của người tiêu dùng. Nước mắm Knorr Phú Quốc 100% nguyên liệu tự nhiên là một trong những sản phẩm tiên phong đó.
Bà Nguyễn Thị Tịnh - Chủ tịch hội sản xuất nước mắm Phú Quốc, cho biết: "Tại Phú Quốc, chúng tôi luôn tuân thủ quy trình sản xuất nước mắm truyền thống đạt các tiêu chuẩn về VSATTP từ nguyên liệu đầu vào là cá cơm tươi đến thành phẩm. Chúng tôi rất hài lòng và đánh giá cao sự hợp tác sản xuất của công ty Unilever Việt Nam trong việc sản xuất và chế biến nước mắm Knorr Phú Quốc, đặc biệt với sản phẩm 100% nguyên liệu tự nhiên. Công nghệ tiên tiến và quy trình sản xuất hiện đại, với yêu cầu cao về quản lý chất lượng đã giúp Knorr đạt được sản phẩm có chất lượng cao. Với năng lực sản xuất hơn 10-12 triệu lít nước mắm mỗi năm, chúng tôi mong muốn một lần nữa xây dựng niềm tin của người tiêu dùng với thương hiệu nước mắm Phú Quốc đã quen thuộc và là niềm tự hào không chỉ của riêng hòn đảo Phú Quốc".
Đại diện Công ty Unilever Việt Nam, ông Greg Sullivan - Phó Chủ tịch cho biết: "Không chỉ nhằm bảo đảm chất lượng tốt nhất của nước mắm Phú Quốc, Unilever Việt Nam mong muốn là doanh nghiệp tiên phong trong việc gìn giữ và bảo tồn một sản phẩm được coi là loại nước chấm truyền thống và nét đẹp trong văn hóa ẩm thực của người Việt Nam. Và với kinh nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế trong việc đảm bảo ATVSTP, tiếp thị và phân phối sản phẩm, Unilever Việt Nam đã đưa nước mắm chấm Knorr Phú Quốc đến khắp vùng trong và ngoài nước (Mỹ, Canada). Không chỉ mang giá trị kinh tế như tạo ra nhiều việc làm cho người dân Phú Quốc, tạo cơ hội nâng cao kiến thức về quản lý chất lượng chuyển giao công nghệ, nhà máy sản xuất và đóng chai nước mắm chấm Knorr Phú Quốc còn mang giá trị rất lớn về mặt tinh thần, giúp bảo vệ và phát triển thương hiệu quốc gia này".
Cũng trong buổi giới thiệu sản phẩm mới lần này, nhân dịp Ngày thương binh liệt sỹ 27/7, đại diện Công ty Unilever Việt Nam đã trao tặng một căn nhà tình nghĩa cho UBND huyện đảo Phú Quốc. Món quà nhỏ này thể hiện tình cảm chân thành của Công ty Unilever Việt Nam dành cho những người dân còn có khó khăn tại huyện Phú Quốc, góp phần giúp họ có một cuộc sống tốt đẹp hơn trên huyện đảo ngày càng phát triển này.
Yêu cầu: Qua bài đọc tình huống trên, bạn hãy cho biết:
1. Thị trường mục tiêu và khách hàng mục tiêu của nước mắm Knorr? (1,5 điểm)
2. Công ty sử dụng tiêu chí nào để định vị sản phẩm và điểm khác biệt của sản phẩm là gì? (1,5 điểm)
3. Các hình thức chiêu thị nào mà công ty đã sử dụng? (1,5 điểm)
4. Thông điệp truyền thông mà Công ty muốn chuyển đến khách hàng? (1,5 điểm).
---- HẾT----
UBND TỈNH AN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
ĐÁP ÁN ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
Môn : MARKETING CĂN BẢN
Mã số học phần : BUS231
Số đơn vị học trình : 4 (60 tiết)
Lớp thi : DTQT2
Thời gian làm bài : 90 phút
Ngày thi : ……../……./2007
NỘI DUNG ĐÁP ÁN
Câu I (1,5 điểm):
Khách hàng là một trong những đối tượng mà người làm marketing phải tập trung nghiên cứu, vậy theo bạn nghiên cứu khách hàng để làm gì? Bạn hãy cho ví dụ dẫn chứng?
- Xác định được nhu cầu và yêu cầu cụ thể của khách hàng để thỏa mãn được tốt nhất trong khả năng nguồn lực của doanh nghiệp
- Ví dụ về trường hợp của Biti’s: Sau khi thâm nhập thị trường Lào và tình trạng doanh số nhanh chóng sụt giảm, họ tiến hành một nghiên cứu được tiến hành để tìm hiểu vấn đề nghiên cứu. Một trong những phát hiện chính của nghiên cứu là sự phản đối của các khách hàng Lào đối với màu sản phẩm của Biti’s. Màu sắc đóng vai trò quan trọng trong đức tin của văn hoá Lào. Sự phản đối mạnh mẽ khách hàng Lào đối với màu tím xuất phát từ quan niệm rằng màu tím gắn với sự tan vỡ. Do đó mọi người không muốn mua giầy màu tím vì không muốn gặp rủi ro. Do không hiểu điều này nên Biti’s bán một lượng lớn giầy màu tím sang thị trường Lào. Khi giày màu tím được bày bán thì không có khách hàng người Lào nào động tới. Thậm chí ngay khi những đôi giày tím được mang cho học sinh các trường học ở địa phương thì ngay lập tức bố mẹ chúng mang trả lại cửa hàng.
Câu II (1,0 điểm):
Bạn hãy chọn 1 sản phẩm về nêu rõ ba cấp độ lợi ích của sản phẩm này? Theo bạn với sản phẩm này cấp độ lợi ích nào là quan trọng nhất? Nhóm khách hàng mục tiêu nào mà sản phẩm này hướng đến?
- Ví dụ về sản phẩm máy điện thoại di động:
- Khi sản phẩm ngày càng phát triển các tính năng cốt lõi ngày càng ít quan trọng hơn, thay vào đó là chức năng gia tăng như sự tiện ích, mẫu mã, các yếu tố phụ đi kèm lại có yếu tố ảnh hưởng lớn đến việc ưa chuộng sản phẩm.
Câu III (1,5 điểm):
Doanh nghiệp Nam Phát dự định tung sản phẩm Gạo lức đa năng đóng gói với bao bì loại 5 kg và 2 kg vào hệ thống siêu thị. Doanh nghiệp đang định giá cho sản phẩm này. Họ dự định sẽ sử dụng phương pháp định giá hớt váng sữa với hy vọng sẽ mau chóng thu hồi vốn và tái đầu tư nhanh. Bạn hãy cho ý kiến về việc này, theo bạn họ sử dụng phương pháp này có phù hợp? tạo sao? Nếu phương pháp này không sử dụng được, bạn hãy đề xuất phương pháp định giá cho sản phẩm này, và nêu ý kiến thuyết phục họ?
- Phương pháp này không phù hợp đối với sản phẩm này, định giá hớt váng sẽ phù hợp với các sản phẩm có dòng đời ngắn, đặc tính kỹ thuật cao, khách hàng ít có thông tin về sản phẩm.
- Một số phương pháp định giá đề xuất có thể áp dụng: định giá thị trường, định gia tâm lý, định giá dựa vào chi phí.
Câu IV- Câu hỏi tình huống:
1. Thị trường mục tiêu và khách hàng mục tiêu của nước mắm Knorr? (1,5 điểm)
- Thị trường mục tiêu: thành thị, các trung tâm thành phố lớn
- Khách hàng mục tiêu: hộ gia đình có thu nhập khá, đói tượng chính là các phụ nữ với độ tuổi từ 25-40 tuổi, có công việc ổn định, có kiến thức tiêu dùng, quan tâm đến chất lượng bữa ăn và dinh dưỡng, vệ sinh, an toàn thực phẩm trong thực phẩm, thương hiệu có ảnh hưởng đến quyết định tiêu dùng.
2. Công ty sử dụng tiêu chí nào để định vị sản phẩm và điểm khác biệt của sản phẩm là gì? (1,5 điểm)
- Đại lí, nhân khẩu học (giới tính, độ tuổi, thu nhập, kiến thức), hành vi tiêu dùng: an toàn, sức khỏe, dinh dưỡng.
3. Các hình thức chiêu thị nào mà công ty đã sử dụng? (1,5 điểm)
- Tổ chức sự kiện giới thiệu sản phẩm
- Các chương trình tiếp thị có ý nghĩa xã hội (tặng nhà tình nghĩa)
- Đăng báo thông tin khác biệt của sản phẩm và quy trình chế biến theo “phương pháp chượp’.
4. Thông điệp truyền thông mà Công ty muốn chuyển đến khách hàng? (1,5 điểm)
- Nước mắm Knorr Phú Quốc “100% nguyên liệu tự nhiên”, được chế biến bằng “phương pháp chợp”
---- HẾT----
Đề 2 ([Chỉ thành viên TAICHINH2A.COM mới thấy link, vui lòng đăng ký để tiếp tục])
file:///C:/Users/HTC/AppData/Local/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image004.gif by minamoto on Sun Nov 28, 2010 4:47 pm
UBND TỈNH AN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
Môn : MARKETING CĂN BẢN
Mã số học phần : BUS231
Số đơn vị học trình : 4 (60 tiết)
Lớp thi : DTQT2
Thời gian làm bài : 90 phút
Ngày thi : ……../……./2007
Ghi chú:
- Thí sinh được phép tham khảo tài liệu;
- Bài thi gồm 04 câu (03 trang);
- Cán bộ coi thi thu lại đề thi.
NỘI DUNG ĐỀ THI
Câu I (2 điểm):
Nhóm sinh viên lớp DH5 của Khoa kinh tế- QTKD dự định mở quán cà phê chứng khoán kinh doanh dịch vụ giải khát ở địa bàn thành phố Long Xuyên. Theo bạn các tiêu chí nào có thể được dùng để phân khúc thị trường cho lĩnh vực này? Bạn hãy đề xuất thị trường mục tiêu và khách hàng mục tiêu cho lĩnh vực kinh doanh trên?
Câu II (1,5 điểm):
Truyền thông ngày nay đang được các doanh nghiệp rất qua tâm và tăng cường đầu tư nhiều hơn. Vậy theo bạn một chương trình truyền thông cần phải đảm bảo các nội dung cơ bản nào? Cho ví dụ dẫn chứng?
Câu III (2 điểm):
Công ty TNNH Tiến Nam đi vào hoạt động được hơn 2 quý đầu năm 2007 với mặt hàng trái cây sấy khô đóng gói. Họ chuẩn bị xúc tiến mở rộng kênh phân phối vào lĩnh vực siêu thị, trung tâm thương mại, chuỗi cửa hàng tiện lợi và phát triển thêm các cửa hàng lấy hàng qua đại lí cấp 1 của Công ty ở các tỉnh để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm bên cạnh hệ thống phân phối hiện tại là chuỗi cửa hàng của công ty và các cửa hàng tạp hóa hiện đang kinh doanh sản phẩm công ty.
Yêu cầu:
1. Bạn hãy vẽ sơ đồ kênh phân phối của Công ty (tính luôn các kênh chuẩn bị mở) và cho biết kênh phân phối dài nhất là mấy cấp? (1,5 điểm)
2. Bạn đề xuất thêm các kênh nào Công ty có thể mở rộng thêm? (0,5 điểm)
Câu IV: BÀI TẬP TÌNH HUỐNG
Cảm nhận thương hiệu: Thiên Long = bút bi!
“Thương hiệu là tài sản của khách hàng chứ không phải của chủ công ty” – Kevin Robert, tổng giám đốc toàn cầu của Saatchi & Saatchi đã nói như thế khi SGTT hỏi ông về cách tiếp cận vấn đề thương hiệu. Từ số báo này, thay cho chuyên mục “Trò chuyện với thương hiệu dẫn đầu”, chúng tôi sẽ lần lượt đăng tải những bài viết về thương hiệu Việt dưới góc nhìn của người tiêu dùng. Bạn đọc có thể chia sẻ cảm nghĩ, điểm hài lòng hoặc chưa hài lòng về [You must be registered ([Chỉ thành viên TAICHINH2A.COM mới thấy link, vui lòng đăng ký để tiếp tục]) and logged in ([Chỉ thành viên TAICHINH2A.COM mới thấy link, vui lòng đăng ký để tiếp tục]) to see this link.]. Số đầu tiên, nhân ngày học sinh (và cả phụ huynh) cả nước nô nức đến trường, chúng tôi viết lại những điều đã nghe, đã thấy và đã cảm về một thương hiệu gắn liền với trường học: bút bi Thiên Long
Một cây bút giống như cơ thể một con người, ruột bút bao gồm đầu bút và mực là phần bên trong cơ thể: đầu bút chính là trái tim, mực chứa trong bút được ví như là máu giúp nuôi sống cơ thể, vỏ bút giống như đầu mình và tay chân giúp cho bút luôn hoạt động tốt cũng như tạo sự thoải mái cho người sử dụng, màu sắc và in ấn bên ngoài cây bút giống như quần áo, làm tăng thêm giá trị cho sản phẩm. Các chi tiết của cây bút dù nhỏ dù lớn, dù quan trọng hay không quan trọng đều góp phần tạo nên một cây bút mang thương hiệu Thiên Long với chất lượng tốt và tổng thể hài hoà làm hài lòng người tiêu dùng.
Định vị “Bút bi”
SGTT tiến hành cuộc khảo sát ngẫu nhiên học sinh ở ba trường phổ thông cơ sở tại TP.HCM là Lê Quý Đôn; Nguyễn Du và Hồng Bàng. Chỉ có một câu hỏi: “Bạn dùng bút hiệu gì? Tại sao?”. Đáng ngạc nhiên là 100% trong số những học sinh mà chúng tôi hỏi đều dùng… bút bi Thiên Long.
Tuy nhiên, học sinh tỏ ra khá lúng túng trong việc giải thích lý do sử dụng. Nó đơn giản một cách đáng sợ: người tiêu dùng sử dụng sản phẩm này, trong một chừng mực nào đó, là vô thức. Giống như chuyện người Việt không gọi xe máy là xe máy mà là “xe honda” hay bây giờ, người ta không nói “lên mạng tìm kiếm” mà nói “google nó đi”. Quả thật, trong tâm trí khách hàng Việt Nam, một đại bộ phận đã mặc nhiên xem “bút bi” và “Thiên Long” là một.
Ông Cổ Gia Thọ và Philip Kotler. Ảnh: L.Q.N
Một câu chuyện khác, được kể ở cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn. Ngôi chợ vùng biên giới này, đúng ra, là nơi hàng Trung Quốc độc chiếm, vì bản thân nó được sinh ra để buôn bán hàng từ biên giới Trung Quốc chuyển sang. Vậy mà, giữa một rừng bút bi đủ các loại hình dạng, giá cả và chất lượng, bút bi Thiên Long vẫn đứng chễm chệ trên kệ hàng. Hỏi người bán vì sao có mặt hàng này ở đây, họ chỉ cười: “Tôi bán hàng, và mọi người chỉ thích xài loại bút này”.
Đó là tài sản quý giá nhất mà công ty này có được.
Đánh giá của người tiêu dùng
Ba điểm mạnh
Tại hội nghị APEC 2006, bút Thiên Long đã được sử dụng. Khát vọng cây bút của mình sẽ được dùng để ký kết tất cả các văn kiện quan trọng của đất nước.
Gắn rất chặt với các hoạt động cộng đồng. Chiến dịch marketing “Tiếp sức mùa thi”, cộng với những hoạt động vì sự nghiệp giáo dục đã tạo một hình ảnh đáng giá.
Nhiều sáng tạo trong việc mở rộng các nhánh sản phẩm. Tính sáng tạo và năng động, thể hiện trong việc đầu tư cho công tác nghiên cứu và liên tục cung cấp sản phẩm mới.
Hai điểm yếu:
Nhiều nhóm sản phẩm với các phân khúc thị trường khác nhau nhưng lại… nhét chung trong cùng một phương án tiếp thị và xây dựng thị trường. Một doanh nhân thành đạt không thể dắt túi một cây bút mang nhãn hiệu Thiên Long, cho dù nó có tốt cách mấy đi chăng nữa.
Website tổ chức thiếu khoa học, ngay từ cái địa chỉ web cho đến các phần nội dung bên trong.
Người sáng lập, ông Cổ Gia Thọ, gắn thương hiệu cá nhân với thương hiệu công ty khá hoàn hảo. Con người ông: học không nhiều, nhưng luôn ra sức tự học, tự đào tạo và vươn lên không ngừng nghỉ; có thái độ đúng mực và không vung tiền qua cửa sổ như nhiều người giàu có khác. Quan trọng hơn, ông không dính dáng đến những vụ tai tiếng.
Qua bài viết tình huống trên, bạn hãy thực hiện các yêu cầu sau:
1. Khách hàng mục tiêu của Công ty là ai? Điểm khác biệt trong sản phẩm bút bi Thiên Long là gì? (1 điểm)
2. Công ty sử dụng tiêu chí nào để phân khúc thị trường? trong tương lai công ty sẽ tăng cường thâm nhập vào các phân khúc nào? Và đối tượng khách hàng mục tiêu là ai? (1,5 điểm)
3. Các hoạt động nào được đề cập ở trên thuộc về các yếu tố trong marketing-Mix (4P, nêu rõ hoạt động nào tương ứng với mỗi P)? (1 điểm)
4. Bài học nào được đúc kết từ bài viết tình huống trên (1 điểm).
---- HẾT ----
UBND TỈNH AN GIANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HẾT MÔN
Môn: MARKETING CĂN BẢN
Ngành: Quản trị Kinh doanh; Hệ: Đại học tại chức
Lớp: DT2QT
Thời gian làm bài: 90 phút
Hình thức thi: Tự luận
Ngày thi: ……/……/2007
NỘI DUNG ĐÁP ÁN
Câu I (2 điểm):
Nhóm sinh viên lớp DH5 của Khoa kinh tế- QTKD dự định mở quán cà phê chứng khoán kinh doanh dịch vụ giải khát ở địa bàn thành phố Long Xuyên. Theo bạn các tiêu chí nào có thể được dùng để phân khúc thị trường cho lĩnh vực này? Bạn hãy đề xuất thị trường mục tiêu và khách hàng mục tiêu cho lĩnh vực kinh doanh trên?
- Các tiêu chí có thể dùng để phân khúc: nghề nghiệp, độ tuổi, thu nhập, hành vi tiêu dùng, trình độ,…
- Đề xuất thị trường mục tiêu: Trung tâm Tp. Long Xuyên khu vực gần công sở, văn phòng công ty và các ngân hàng.
- Khách hàng mục tiêu:
+ Những người đi làm ở các công ty, có thu nhập khá, có nhu cầu về chứng khoán,…
+ Sinh viên có mức sống khá, có quan tâm đến chứng khoán,…
Câu II (1,5 điểm):
Truyền thông ngày nay đang được các doanh nghiệp rất qua tâm và tăng cường đầu tư nhiều hơn. Vậy theo bạn một chương trình truyền thông cần phải đảm bảo các nội dung cơ bản nào? Cho ví dụ dẫn chứng?
- Chương trình truyền thông cần đảm các nội dung sau:
1. Mục tiêu truyền thông
2. Thông điệp truyền thông
3. Công cụ truyền thông
4. Ngân sách truyền thông
5. Kế hoạch kiểm tra kết quả truyền thông.
Ví dụ: Kế hoạch truyền thông của thương hiệu TCM với tổng ngân sách 3 tỷ cho mục tiêu “đánh dấu sự quay trở lại thị trường nội địa trong lĩnh vực thời trang”. Các công cụ truyền thông đề xuất thực hiện:
- Quảng cáo trên các báo, tạp chí thời trang, điện ảnh
- Tham gia gameshow truyền hình
- Tổ chức cuộc thi thiết kế mẫu hoá
- Thiết kế trang web.
- V.v.
Trước và sau khi thực hiện các chương trình truyền thông, sẽ thuê đơn vị khảo sát để đánh giá mức độ nhận biết về thương hiệu TCM.
Câu III (2 điểm):
Công ty TNNH Tiến Nam đi vào hoạt động được hơn 2 quý đầu năm 2007 với mặt hàng trái cây sấy khô đóng gói. Họ chuẩn bị xúc tiến mở rộng kênh phân phối vào lĩnh vực siêu thị, trung tâm thương mại, chuỗi cửa hàng tiện lợi và phát triển thêm các cửa hàng lấy hàng qua đại lí cấp 1 của Công ty ở các tỉnh để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm bên cạnh hệ thống phân phối hiện tại là chuỗi cửa hàng của công ty và các cửa hàng tạp hoá hiện đang kinh doanh sản phẩm của công ty.
1. Bạn hãy vẽ sơ đồ kênh phân phối của Công ty (tính luôn các kênh chuẩn bị mở) và cho biết kênh phân phối dài nhất là mấy cấp? (1,5 điểm)
Sạp chợ bán lẻà ĐL cấp 1 àKênh phân phối dài nhất là 2 cấp: Cty
2. Bạn đề xuất thêm các kênh nào Công ty có thể mở rộng thêm? (0,5 điểm)
- Kênh trực tiếp công ty đến khách hàng tiêu dùng qua hệ thống nhân viên bán hàng trực tiếp, internet, thương mại điện tử
- Phát triển thêm đối tượng là đại lí của các sạp chợ bán lẻ
- v.v.
Câu IV: BÀI TẬP TÌNH HUỐNG
1. Khách hàng mục tiêu của Công ty là ai? Điểm khác biệt trong sản phẩm bút bi Thiên Long là gì? (1 điểm)
- Khách hàng mục tiêu là học sinh, sinh viên
- Điểm khác biệt trong sản phẩm bút bi: chất lượng tốt và tổng thể hài hoà
2. Công ty sử dụng tiêu chí nào để phân khúc thị trường? trong tương lai công ty sẽ tăng cường thâm nhập vào các phân khúc nào? Và đối tượng khách hàng mục tiêu là ai? (1,5 điểm)
- Tiêu chí phân khúc: nghề nghiệp, độ tuổi, thu nhập, hành vi tiêu dùng
- Phân khúc định phát triển thêm: phân khúc thị trường các doanh nghiệp, đối tượng khách hàng hướng đến các doanh nhân, quản lí trong công ty có nhu cầu sử dụng bút không chỉ để viết mà để khẳng định đẳng cấp và như là một vật trang sức.
3. Các hoạt động nào được đề cập ở trên thuộc về các yếu tố trong marketing-Mix (4P, nêu rõ hoạt động nào tương ứng với mỗi P)? (1 điểm)
- Promotion:
+ Tài trợ bút cho Hội nghị APEC 2006.
+ Chiến dịch marketing “Tiếp sức mùa thi”
+ Những hoạt động vì sự nghiệp giáo dục.
+ Đăng tải thông tin thương hiệu, kết quả nghiên cứu trên báo SGTT
- Product:
+ Nhiều sáng tạo trong việc mở rộng các nhánh sản phẩm.
+ Đầu tư cho công tác nghiên cứu và liên tục cung cấp sản phẩm mới.
+ Quan tâm đến chất lượng sản phẩm, xem sản phẩm của mình như một thực thể được chăm chút đến từng chi tiết nhỏ.
4. Bài học nào được đúc kết từ bài viết tình huống trên (1 điểm)
- Chú trọng đến chất lượng sản phẩm, xem là yếu tố hàng đầu để xác định vị trí cạnh tranh và có chính sách đầu tư nâng cao chất lượng, đa dạng hoá sản phẩm.
- Quan tâm đến công tác xây dựng thương hiệu, thực hiện các chương trình truyền thông thiết thực, có ý nghĩa.
- Công tác phân khúc thị trường, xác định thị trường mục tiêu được nghiên cứu kỹ lưỡng
- Các chương trình marketing còn thiếu độ sâu và mức độ chuyên nghiệp chưa cao
- Các yếu tố cần thiết khác hỗ trợ cho công tác truyền thông còn chưa đồng bộ (trang web, nội trang trang web,…).
a. Quy mô và tốc độ tăng dân số.
b. Cơ cấu tuổi tác trong dân cư.
c. Cơ cấu của ngành kinh tế. - Đáp án
d. Thay đổi quy mô hộ gia đình.
11. Khi Marketing sản phẩm trên thị trường, yếu tố địa lý và yếu tố khí hậu ảnh hưởng quan trọng nhất dưới góc độ:
a. Thu nhập của dân cư không đều.
b. Đòi hỏi sự thích ứng của sản phẩm - Đáp án
c. Nhu cầu của dân cư khác nhau.
d. Không tác động nhiều đến hoạt động Marketing.
12. Đối thủ cạnh tranh của dầu gội đầu Clear là tất cả các sản phẩm dầu gội đầu khác trên thị trường. Việc xem xét đối thủ cạnh tranh như trên đây là thuộc cấp độ:
a. Cạnh tranh mong muốn.
b. Cạnh tranh giữa các loại sản phẩm.
c. Cạnh tranh trong cùng loại sản phẩm. - Đáp án
d. Cạnh tranh giữa các nhãn hiệu.
13. Các tổ chức mua hàng hoá và dịch vụ cho quá trình sản xuất để kiếm lợi nhuận và thực hiện các mục tiêu đề ra được gọi là thị trường ……
a. Mua đi bán lại.
b. Quốc tế.
c. Công nghiệp. - Đáp án
d. Tiêu dùng.
e. Chính quyền.
II. Các câu sau đây đúng hay sai?
1. Những yếu tố thuộc môi trường kinh tế thường có ít giá trị cho việc dự báo tiềm năng của một đoạn thị trường cụ thể.
2. Công ty nghiên cứu thị trường là một ví dụ cụ thể về trung gian marketing. - Đúng
3. Nói chung thì các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô của doanh nghiệp được coi là yếu tố mà doanh nghiệp không kiểm soát được.- Đúng
4. Môi trường công nghệ là một bộ phận trong môi trường Marketing vi mô của doanh nghiệp - Đúng
5. Các yếu tố thuộc môi trường Marketing luôn chỉ tạo ra các mối đe doạ cho doanh nghiệp.
6. Các nhánh văn hoá không được coi là thị trường mục tiêu vì chúng có nhu cầu đặc thù.
7. Các giá trị văn hoá thứ phát thường rất bền vững và ít thay đổi nhất.
8. Trong các cấp độ cạnh tranh, cạnh tranh trong cùng loại sản phẩm là gay gắt nhất.
9. Khách hàng cũng được xem như là một bộ phận trong môi trường Marketing của doanh nghiệp.- Đúng
10. Đã là khách hàng của doanh nghiệp thì nhu cầu và các yếu tố để tác động lên nhu cầu là khác nhau bất kể thuộc loại khách hàng nào.- Đúng
I. Câu hỏi lựa chọn: Chọn 1 phương án trả lời đúng nhất
1. Sản phẩm có thể là:
a. Một vật thể
b. Một ý tưởng
c. Một dịch vụ
d. a và c
e. Tất cả những điều trên - Đáp án
2. Có thể xem xét một sản phẩm dưới 3 cấp độ. Điểm nào trong các điểm dưới đây không phải là một trong 3 cấp độ đó.
a. Sản phẩm hiện thực
b. Sản phẩm hữu hình - Đáp án
c. Sản phẩm bổ xung
d. Những lợi ích cơ bản
3. Việc đặt tên, nhãn hiệu riêng cho từng sản phẩm của doanh nghiệp có ưu điểm:
a. Cung cấp thông tin về sự khác biệt của từng loại sản phẩm.
b. Giảm chi phí quảng cáo khi tung ra sản phẩm mới thị trường
c. Không ràng buộc uy tín của doanh nghiệp với một sản phẩm cụ thể.
d. a và c - Đáp án
e. Tất cả đều đúng.
4. Các sản phẩm mà khi mua khách hàng luôn so sánh về chất lượng, giá cả, kiểu dáng … được gọi là sản phẩm:
a. Mua theo nhu cầu đặc biệt
b. Mua có lựa chọn - Đáp án
c. Mua theo nhu cầu thụ động
d. Sử dụng thường ngày.
5. Điều nào sau đây cho thấy bao gói hàng hoá trong điều kiện kinh doanh
hiện nay là cần thiết ngoại trừ:
a. Các hệ thống cửa hàng tự phục vụ ra đời ngày càng nhiều.
b. Khách hàng sẵn sàng trả nhiều tiền hơn khi mua hàng hoá, miễn là nó tiện lợi và sang trọng hơn.
c. Bao gói góp phần tạo nên hình ảnh của doanh nghiệp và của nhãn hiệu hàng hoá
d. Bap gói tạo khả năng và ý niệm về sự cải tiến hàng hoá
e. Bao gói làm tăng giá trị sử dụng của hàng hoá. - Đáp án
6. Bộ phận nhãn hiệu sản phẩm có thể nhận biết được nhưng không thể đọc được là:
a. Dấu hiệu của nhãn hiệu - Đáp án
b. Tên nhãn hiệu
c. Dấu hiệu đã đăng kí
d. Bản quyền
e. Các ưu điểm trên đều sai.
7. Ưu điểm của việc vận dụng chiến lược đặt tên nhãn hiệu cho riêng từng loại sản phẩm là:
a. Danh tiếng của doanh nghiệp không gắn liền với mức độ chấp nhận sản phẩm. - Đáp án
b. Chi phí cho việc giới thiệu sản phẩm là thấp hơn
c. Việc giới thiệu sản phẩm mới dễ dàng hơn.
d. a và b
e. Tất cả đều đúng.
8. Bao gói tốt có thể là:
a. Bảo vệ sản phẩm
b. Khuếch trương sản phẩm
c. Tự bán được sản phẩm
d. Tất cả các điều nêu trên - Đáp án
9. Việc một số hãng mỹ phẩm Hàn Quốc mang các sản phẩm đã ở giai đoạn cuối của chu kì sống tại thị trường Hàn Quốc sang thị trường Việt Nam thì đã:
a. Làm giảm chi phí nghiên cứu và triển khai sản phẩm mới
b. Tạo cho những sản phẩm đó một chu kì sống mới - Đáp án
c. Giảm chi phí Marketing sản phẩm mới
d. Làm tăng doanh số bán sản phẩm.
10. Thứ tự đúng của các giai đoạn trong chu kì sống của sản phẩm là:
a. Tăng trưởng, bão hoà, triển khai, suy thoái
b. Triển khai, bão hoà, tăng trưởng, suy thoái
c. Tăng trưởng, suy thoái, bão hoà, triển khai
d. Không câu nào đúng. - Đáp án
11. Trong một chu kì sống của một sản phẩm, giai đoạn mà sản phẩm được bán nhanh trên thị truờng và mức lợi nhuận tăng nhanh được gọi là:
a. Bão hoà
b. Triển khai
c. Tăng trưởng - Đáp án
d. Suy thoái
12. Công việc nào trong các công việc sau đây mà nhà làm Marketing không nên tiến hành nếu sản phẩm đang ở giai đoạn tăng trưởng của nó?
a. Giữ nguyên hoặc nâng cao chất lượng sản phẩm.
b. Tiếp tục thông tin mạnh mẽ về sản phẩm cho công chúng.
c. Đánh giá và lựa chọn lại các kênh phân phối - Đáp án
d. Đưa sản phẩm vào thị trường mới.
e. Thay đổi đôi chút về thông điệp quảng cáo.
13. Các sản phẩm tham gia hoàn toàn vào thành phần sản phẩm của nhà sản xuất được gọi là:
a. Tài sản cố định
b. Vật tư dịch vụ
c. Nguyên vật liệu. - Đáp án
d. Thiết bị phụ trợ
14. Chất lượng sản phẩm là một trong các công cụ để định vị thị trường, vì vậy chất lượng sản phẩm có thể được đo lường bằng sự chấp nhận của:
a. Nhà sản xuất
b. Đối thủ cạnh tranh
c. Khách hàng - Đáp án
d. Đại lý tiêu thụ
II. Các câu sau đây đúng hay sai:
1. Các nhà Marketing phải tìm cách bán những lợi ích sản phẩm chứ không
phải các tính chất của chúng. - Đúng
2. Bất kì sản phẩm nào được tung ra thị trường đều phải được gắn nhãn hiệu của nhà sản xuất.
3. Việc sử dụng tên nhãn hiệu đồng nhất cho tất cả các sản phẩm được sản xuất bởi doanh nghiệp sẽ làm tăng chi phí quảng cáo.
4. Một yêu cầu của tên nhãn hiệu là nó phải được khác biệt so với các tên
nhãn hiệu khác của các sản phẩm cùng loại. - Đúng
5. Việc bổ xung những yếu tố cho một sản phẩm như lắp đặt, bảo hành, sửa chữa dịch vụ sau bán hàng … làm tăng chi phí, do đó doanh nghiệp không nên làm những việc này.
6. Cách duy nhất để có được sản phẩm mới là doanh nghiệp tự nghiên cứu
và thử nghiệm sản phẩm mới đó.
7. Trong quá trình phát triển sản phẩm mới, thử nghiệm thị trường là giai đoạn trong đó sản phẩm mới cùng với các chương trình Marketing được triển khai trong bối cảnh môi trường thực tế. - Đúng
8. Thông thưởng, khi chu kì sống của một sản phẩm bắt đầu, doanh nghiệp không cần bỏ nhiều nỗ lực để cho nó diễn tiến.
9. Danh mục sản phẩm có phạm vi hẹp hơn chủng loại sản phẩm.
10. Theo quan niệm Marketing, sản phẩm mới là những sản phẩm phải được làm mới hoàn toàn về chất lượng, hình dáng, bao gói, nhãn hiệu.
Câu 1 (4,5 điểm): Chọn phương án trả lời đúng nhất (Không cần chép lại câu hỏi. Các câu Đúng/Sai không cần giải thích)
1. Làm việc với phóng viên để viết một bài báo hay về công ty của bạn là một ví dụ về hoạt động:
a. Quan hệ công chúng - Đáp án
b. Bán hàng cá nhân
c. Quảng cáo
d. Xúc tiến hỗn hợp
2. Hãng mỹ phẩm Revlon nhận ra rằng khi một người phụ nữ mua một thỏi son thì người đó không chỉ đơn thuần là mua màu của son mà còn mua niềm hy vọng. Hãng mỹ phẩm này đã nhận ra cấp độ nào trong các cấp độ cấu thành sản phẩm sau đây:
a. Sản phẩm hiện thực
b. Những lợi ích cốt lõi - Đáp án
c. Sản phẩm tiện lợi
d. Sản phẩm bổ sung
3. Một sản phẩm đang ở giai đoạn Bão hòa nên sử dụng kiểu quảng cáo theo mục tiêu:
a. Thuyết phục
b. So sánh
c. Thông tin
d. Nhắc nhở - Đáp án
4. Câu nào sau đây là đúng khi phát biểu về Định vị:
a. Không phải tất cả các sản phẩm đều tạo được điểm khác biệt
b .Mục tiêu cuối cùng của định vị là thành công trong việc tạo ra điểm khác biệt nổi trội của sản phẩm trong tâm trí khách hàng - Đáp án
c. Doanh nghiệp cần khuếch trương tất cả những điểm khác biệt trong sản phẩm của mình
d. Không nên tiến hành tái định vị cho bất cứ sản phẩm nào
5. Ưu điểm của việc chủ động giảm giá bán sản phẩm là:
a. Củng cố hình ảnh của doanh nghiệp
b. Giảm nguy cơ mất khách hàng - Đáp án
c. Cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp
d. Tẩt cả những điều nêu trên
6. Trong quá trình phát triển của marketing, giai đoạn đầu tiên các marketer áp dụng quan điểm:
a. Tập trung vào bán hàng
b. Tập trung vào sản xuất - Đáp án
c. Tập trung vào sản phẩm
d.Tập trung vào thị phần
7. Một hãng dẫn dầu thị trường (hãng có thị phần lớn nhất) có thể phản ứng với việc giảm giá của đối thủ cạnh tranh bằng cách:
a. Duy trì mức giá
b. Giảm giá theo
c. Tăng giá và tăng cường các chính sách marketing khác
d. Tung ra một “nhãn hiệu tấn công” - Đáp án
8. Quyết định nên thu thập số liệu bằng phỏng vấn qua thư tín, qua điện thoại hay phỏng vấn trực tiếp cá nhân là thuộc bước nào sau đây trong quá trình nghiên cứu marketing?
a. Xác định vấn đề và mục tiêu nghiên cứu
b. Lập kế hoạch nghiên cứu - Đáp án
c. Tiến hành thu thập dữ liệu
d. Phân tích dữ liệu thu thập được
9. Câu nói nào dưới đây thể hiện đúng nhất triết lý kinh doanh theo định hướng marketing?
a. Chúng ta đang cố gắng bán cho khách hàng những sản phẩm hoàn hảo
b. Khách hàng đang cần sản phẩm X, hãy sản xuất và bán cho khách hàng sản phẩm đó - Đáp án
c. Chi phí đầu vào cho sản phẩm Y đang rất cao, hãy tìm cách tiết kiệm để bán Y với giá rẻ hơn
d. Doanh số bán đang suy giảm, hãy tập trung mọi nguồn lực để đẩy mạnh bán hàng
10. Dữ liệu thứ cấp (Secondary data) thường có thể thu thập được:
a. Nhanh và rẻ hơn so với dữ liệu sơ cấp - Đáp án
b. Độ tin cậy cao hơn dữ liệu sơ cấp
c. Thông qua điều tra phỏng vấn khách hàng
d. Thông qua điều tra phỏng vấn khách hàng và các nguồn tài liệu khác.
11. Ba công việc chính trong tiến trình của marketing mục tiêu là Định vị thị trường (1), Phân đoạn thị trường (2) và Chọn thị trường mục tiêu (3). Trình tự đúng của các công việc trên là:
a. (1) (2) (3)
b. (3) (2) (1)
c. (2) (3) (1) - Đáp án
d. (2) (1) (3)
12. Trong các hoạt động xúc tiến hỗn hợp, Bán hàng cá nhân tốt hơn Quảng cáo khi:
a. Cần thông tin phản hồi của thị trường ngay lập tức
b. Sản phẩm được bán có giá trị lớn và cần nhiều sự tư vấn
c. Doanh nghiệp muốn tiết kiệm chi phí cho một lần tiếp xúc
d. (a) và (b) - Đáp án
e.Tất cả đều đúng
13. Định nghĩa nào sau đây đúng với một Nhà phân phối trong kênh phân phối?
a. Là trung gian thực hiện chức năng phân phối trên thị trường công nghiệp - Đáp án
b. Là trung gian bán sản phẩm cho người tiêu dùng cuối dùng
c. Là trung gian bán sản phẩm cho các trung gian khác
d. Là trung gian có quyền hành động hợp pháp thay cho nhà sản xuât
14. Khi sử dụng chiến lược marketing không phân biệt, người bán có thể gặp phải những khó khăn sau đây, ngoại trừ:
a. Không dễ tạo ra một sản phẩm có thể thu hút mọi khách hàng
b. Cạnh tranh sẽ gay gắt hơn
c. Khó khăn khi muốn thay đổi trên thị trường có quy mô lớn
d. Phải tính đến sự khác biệt trong đặc điểm của từng đoạn thị trường - Đáp án
15. Theo mô hình Năm lực lượng cạnh tranh của Michael Porter, đe dọa của đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn sẽ ảnh hưởng đến:
a. Môi trường marketing vĩ mô của doanh nghiệp
b. Quy mô hiện tại của thị trường
c. Sức dấp dẫn của thị trường - Đáp án
d. Thế mạnh của doanh nghiệp
Câu 2: Tổng điểm là 2,0
a. Marketing là gì? (0,5 điểm)
Trả lời: Marketing là quá trình xúc tiến với thị trường nhằm thoả mãn những nhu cầu và mong muốn của con người; hoặc
Marketing là một dạng hoạt động của con ng¬ười nhằm thoả mãn những nhu cầu mong muốn thông qua trao đổi.
b. Marketing hình thành rõ nét nhất khi nào? (0,5 điểm)
Trả lời: Marketing hình thành rõ nét nhất khi có sự cạnh tranh; nghĩa là khi người ta phải cạnh tranh với nhau để bán một cái gì đó hoặc mua một cái gì đó.
c. Theo bạn, các doanh nghiệp Việt Nam dưới thời bao cấp có cần dùng đến marketing không? Tại sao? (1,0 điểm)
Trả lời: Trong thời bao cấp, các DN Việt Nam KHÔNG hoặc RẤT ÍT áp dụng marketing trong hoạt động của mình. Lý do: KHÔNG hoặc HẦU NHƯ KHÔNG CÓ sự cạnh tranh.
Câu 3: Tổng điểm là 2,0
a. Phân biệt sự khác nhau giữa chiến lược marketing không phân biệt, marketing phân biệt và marketing tập trung (1,0 điểm)
Yêu cầu: Sinh viên phân biệt sự khác nhau giữa Bản chất, Ưu điểm, Hạn chế của việc áp dụng từng chiến lược này
-Bản chất: Như trong tài liệu
-Ưu điểm: Như trong tài liệu
-Hạn chế: Như trong tài liệu
b. Theo bạn, một doanh nghiệp có quy mô nhỏ, năng lực không lớn, kinh doanh một sản phẩm mới trên một thị trường có nhu cầu không đồng nhất thì nên chọn chiến lược nào trong 3 chiến lược nói trên? Tại sao? (1,0 điểm)
Trả lời: DN đó nên chọn chiến lược Marketing tập trung. Sinh viên dựa vào đặc điểm của donh nghiệp, dựa vào đặc điểm của chiến lược marketing tập trung đã phân tích ở câu (a) nói trên để giải thích.
Câu 4: Tổng điểm là 1,5
Bán hàng trực tiếp
Ưu điểm* Nhân viên bán hàng nắm rõ thông tin về sản phẩm dể truyền đạt cho khách hàng
* Thu được thông tin phản hồi của khách hàng về sản phẩm gần như ngay lập tức
* Kiểm soát tốt về hàng hóa (trưng bày, giá bán, dịch vụ đi kèm…)
Hạn chế:
* Chi phí cao
* Khó bao phủ rộng rãi thị trường; đặc biệt là khi có nhiều khách hàng và khách hàng lại không tập trung theo phạm vi địa lý
...
Bán hàng qua trung gian
Ưu điểm:
* Tiết kiệm chi phí
* Giảm số lần tiếp xúc
* Bao phủ rộng rãi thị trường
* Có thể tăng hiệu quả nhờ chuyên môn hóa
Hạn chế:
* Không thu được thông tin phản hồi của thị trường ngay lập tức
* Khó kiểm soát hàng hóa hoặc phải đòi hỏi đội ngũ kiểm soát đông đảo
…
.Chọn 1 phương án trả lời đúng nhất
1. Trong một tình huống marketing cụ thể thì marketing là công việc của:
a. Người bán
b. Người mua
c. Đồng thời của cả người bán và người mua
d. Bên nào tích cực hơn trong việc tìm cách trao đổi với bên kia. - Đáp án
2. Bạn đang chọn hình thức giải trí cho 2 ngày nghỉ cuối tuần sắp tới. Sự lựa chọn đó được quyết định bởi:
a. Sự ưa thích của cá nhân bạn
b. Giá tiền của từng loại hình giải trí
c. Giá trị của từng loại hình giải trí - Đáp án
d. Tất cả các điều nêu trên
3. Quan điểm marketing định hướng sản xuất cho rằng người tiêu dùng sẽ ưa thích những sản phẩm:
a. Được bán rộng rãi với giá hạ - Đáp án
b. Được sản xuất bằng dây chuyền công nghệ cao.
c. Có kiểu dáng độc đáo
d. Có nhiều tính năng mới.
4. Có thể nói rằng:
a. Marketing và bán hàng là 2 thuật ngữ đồng nghĩa.
b. Marketing và bán hàng là 2 thuật ngữ khác biệt nhau.
c. Bán hàng bao gồm cả Marketing
d. Marketing bao gồm cả hoạt động bán hàng. - Đáp án
5. Mong muốn của con người sẽ trở thành yêu cầu khi có:
a. Nhu cầu
b. Sản phẩm
c. Năng lực mua sắm - Đáp án
d. Ước muốn
6. Sự hài lòng của khách hàng sau khi sử dụng hàng hoá tuỳ thuộc vào:
a. Giá của hàng hoá đó cao hay thấp
b. Kỳ vọng của người tiêu dùng về sản phẩm đó
c. So sánh giữa giá trị tiêu dùng và kì vọng về sản phẩm. - Đáp án
d. So sánh giữa giá trị tiêu dùng và sự hoàn thiện của sản phẩm.
7. Trong những điều kiện nêu ra dưới đây, điều kiện nào không nhất thiết phải thoả mãn mà sự trao đổi tự nguyện vẫn diễn ra:
a. Ít nhất phải có 2 bên
b. Phải có sự trao đổi tiền giữa hai bên - Đáp án
c. Mỗi bên phải khả năng giao tiếp và giao hàng
d. Mỗi bên được tự do chấp nhận hoặc từ chối đề nghị (chào hàng) của bên kia.
e. Mỗi bên đều tin tưởng việc giao dịch với bên kia là hợp lý.
8. Câu nói nào dưới đây thể hiện đúng nhất triết lý kinh doanh theo định hướng Marketing?
a. Chúng ta đang cố gắng bán cho khách hàng những sản phẩm hoàn hảo.
b. Khách hàng đang cần sản phẩm A, hãy sản xuất và bán cho khách hàng sản phẩm A - Đáp án
c. Chi phí cho nguyên vật liệu đầu vào của sản phẩm B đang rất cao, hãy cố giảm nó để bán được nhiều sản phẩm B với giá rẻ hơn.
d. Doanh số đang giảm, hãy tập trung mọi nguồn lực để đẩy mạnh bán hàng.
9. Theo quan điểm Marketing thị trường của doanh nghiệp là:
a. Tập hợp của cả người mua và người bán 1 sản phẩm nhất định
b. Tập hợp người đã mua hàng của doanh nghiệp
c. Tập hợp của những nguời mua thực tế và tiềm ẩn - Đáp án
d. Tập hợp của những người sẽ mua hàng của doanh nghiệp trong tương lai.
e. Không câu nào đúng.
10. Trong các khái niệm dưới đây, khái niệm nào không phải là triết lý về quản trị Marketing đã được bàn đến trong sách?
a. Sản xuất
b. Sản phẩm
c. Dịch vụ - Đáp án
d. Marketing
e. Bán hàng
11. Quan điểm ………….. cho rằng người tiêu dùng ưa thích những sản phẩm có chất lượng, tính năng và hình thức tốt nhất và vì vậy doanh nghiệp cần tập trung nỗ lực không ngừng để cải tiến sản phẩm.
a. Sản xuất
b. Sản phẩm - Đáp án
c. Dịch vụ
d. Marketing
e. Bán hàng
12. Quan điểm bán hàng được vận dụng mạnh mẽ với
a. Hàng hoá được sử dụng thường ngày
b. Hàng hoá được mua có chọn lựa
c. Hàng hoá mua theo nhu cầu đặc biệt
d. Hàng hoá mua theo nhu cầu thụ động. - Đáp án
13. Theo quan điểm Marketing đạo đức xã hội, người làm Marketing cần phải cân đối những khía cạnh nào khi xây dựng chính sách Marketing?
a. Mục đích của doanh nghiệp
b. Sự thoả mãn của người tiêu dùng
c. Phúc lợi xã hội
d. (b) và ©
e. Tất cả những điều nêu trên. - Đáp án
14. Triết lý nào về quản trị Marketing cho rằng các công ty cần phải sản xuất cái mà người tiêu dùng mong muốn và như vậy sẽ thoả mãn được người tiêu dùng và thu được lợi nhuận?
a. Quan điểm sản xuất
b. Quan điểm sản phẩm
c. Quan điểm bán hàng
d. Quan điểm Marketing - Đáp án
15. Quản trị Marketing bao gồm các công việc: (1) Phân tích các cơ hội thị trường, (2) Thiết lập chiến lược Marketing, (3) Phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu, (4) Hoạch định chương trình Marketing, (5) Tổ chức thực hiện và kiểm tra các hoạt động Marketing. Trình tự đúng trong quá trình này là:
a. (1) (2) (3) (4) (5)
b. (1) (3) (4) (2) (5)
c. (3) (1) (2) (4) (5)
d. (1) (3) (2) (4) (5) - Đáp án
e. Không câu nào đúng
II. Các câu sau là đúng hay sai?
1. Marketing cũng chính là bán hàng và quảng cáo?
2. Các tổ chức phi lợi nhuận không cần thiết phải làm Marketing
3. Mong muốn của con người là trạng thái khi anh ta cảm thấy thiếu thốn một cái gì đó.
4. Những thứ không thể “sờ mó” được như dịch vụ không được coi là sản phẩm như định nghĩa trong sách.
5. Báo An ninh thế giới vừa quyên góp 20 triệu đồng cho quỹ Vì trẻ thơ. Việc quyên góp này được coi như là một cuộc trao đổi.
6. Quan điểm sảm phẩm là một triết lý thích hợp khi mức cung vượt quá cầu hoặc khi giá thành sản phẩm cao, cần thiết phải nâng cao năng xuất để giảm giá thành.
7. Quan điểm bán hàng chú trọng đến nhu cầu của người bán, quan điểm Marketing chú trọng đến nhu cầu của người mua. - Đúng
8. Nhà kinh doanh có thể tạo ra nhu cầu tự nhiên của con người.
9. Mục tiêu chính của người làm Marketing là phát hiện ra mong muốn và nhu cầu có khả năng thanh toán của con người. - Đúng
10.Quan điểm nỗ lực tăng cường bán hàng và quan điểm Marketing trong quản trị Marketing đều có cùng đối tượng quan tâm là khách hàng mục tiêu.
Câu hỏi lựa chọn: Chọn 1 phương án trả lời đúng nhất
1. Bước đầu tiên trong quá trình nghiên cứu Marketing là gì?
a. Chuẩn bị phương tiện máy móc để tiến hành xử lý dữ liệu
b. Xác định vấn đề và mục tiêu cần nghiên cứu. - Đáp án
c. Lập kế hoach nghiên cứu ( hoặc thiết kế dự án nghiên cứu)
d. Thu thập dữ liệu
2. Sau khi thu thập dữ liệu xong, bước tiếp theo trong quá trình nghiên cứu Marketing sẽ là:
a. Báo cáo kết quả thu được.
b. Phân tích thông tin - Đáp án
c. Tìm ra giải pháp cho vấn đề cần nghiên cứu.
d. Chuyển dữ liệu cho nhà quản trị Marketing để họ xem xét.
3. Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu:
a. Có tầm quan trọng thứ nhì
b. Đã có sẵn từ trước đây - Đáp án
c. Được thu thập sau dữ liệu sơ cấp
d. (b) và ©
e. Không câu nào đúng.
4. Câu nào trong các câu sau đây đúng nhất khi nói về nghiên cứu Marketing:
a. Nghiên cứu Marketing luôn tốn kém vì chi phí tiến hành phỏng vấn rất cao.
b. Các doanh nghiệp cần có một bộ phận nghiên cứu Marketing cho riêng mình.
c. Nghiên cứu Marketing có phạm vi rộng lớn hơn so với nghiên cứu khách hàng. - Đáp án
d. Nhà quản trị Marketing coi nghiên cứu Marketing là định hướng cho mọi quyết định.
5. Có thể thu thập dữ liệu thứ cấp từ các nguồn:
a. Bên trong doanh nghiệp
b. Bên ngoài doanh nghiệp
c. Cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp - Đáp án
d. Thăm dò khảo sát
6. Nghiên cứu Marketing nhằm mục đích:
a. Mang lại những thông tin về môi trường Marketing và chính sách Marketing của doanh nghiệp. - Đáp án
b. Thâm nhập vào một thị trường nào đó
c. Để tổ chức kênh phân phối cho tốt hơn
d. Để bán được nhiều sản phẩm với giá cao hơn.
e. Để làm phong phú thêm kho thông tin của doanh nghiệp
7. Dữ liệu so cấp có thể thu thập được bằng cách nào trong các cách dưới đây?
a. Quan sát
b. Thực nghiệm
c. Điều tra phỏng vấn.
d. (b) và ©
e. Tất cả các cách nêu trên. - Đáp án
8. Câu hỏi đóng là câu hỏi:
a. Chỉ có một phương án trả lời duy nhất
b. Kết thúc bằng dấu chấm câu.
c. Các phương án trả lời đã được liệt kê ra từ trước. - Đáp án
d. Không đưa ra hết các phương án trả lời.
9. Trong các câu sau đây, câu nào không phải là ưu điểm của dữ liệu sơ cấp so với dữ liệu thứ cấp:
a. Tính cập nhật cao hơn
b. Chi phí tìm kiếm thấp hơn - Đáp án
c. Độ tin cậy cao hơn
d. Khi đã thu thập xong thì việc xử lý dữ liệu sẽ nhanh hơn.
10. Trong các cách điều tra phỏng vấn sau đây, cách nào cho độ tin cậy cao nhất và thông tin thu được nhiều nhất?
a. Phỏng vấn qua điện thoại
b. Phỏng vấn bằng thư tín.
c. Phỏng vấn trực tiếp cá nhân - Đáp án
d. Phỏng vấn nhóm.
e. Không có cách nào đảm bảo cả hai yêu cầu trên
11. Câu nào sau đây là đúng khi so sánh phỏng vấn qua điện thoại và phỏng vấn qua bưu điện (thư tín)?
a. Thông tin phản hồi nhanh hơn.
b. Số lượng thông tin thu đuợc nhiều hơn đáng kể. - Đáp án
c. Chi phí phỏng vấn cao hơn.
d. Có thể đeo bám dễ dàng hơn.
12. Các thông tin Marketing bên ngoài được cung cấp cho hệ thông thông tin của doanh nghiệp, ngoại trừ:
a. Thông tin tình báo cạnh tranh.
b. Thông tin từ các báo cáo lượng hàng tồn kho của các đại lý phân phối. - Đáp án
c. Thông tin từ các tổ chức dịch vụ cung cấp thông tin.
d. Thông tin từ lực lượng công chúng đông đảo.
e. Thông tin từ các cơ quan nhà nước.
13. Câu hỏi mà các phương án trả lời chưa được đưa ra sẵn trong bảng câu hỏi thì câu hỏi đó thuộc loại câu hỏi?
a. Câu hỏi đóng
b. Câu hỏi mở - Đáp án
c. Có thể là câu hỏi đóng, có thể là câu hỏi mở.
d. Câu hỏi cấu trúc.
14. Thứ tự đúng của các bước nhỏ trong bước 1 của quá trình nghiên cứu Marketing là gì?
a. Vấn đề quản trị, mục tiêu nghiên cứu, vấn đề nghiên cứu.
b. Vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, vấn đề quản trị.
c. Mục tiêu nghiên cứu, vấn đề nghiên cứư, vấn đề quản trị.
d. Vấn đề quản trị, vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu. - Đáp án
e. Không có đáp án đúng.
15. Một cuộc nghiên cứu Marketing gần đây của doanh nghiệp X đã xác định được rằng nếu giá bán của sản phẩm tăng 15% thì doanh thu sẽ tăng 25%; cuộc nghiên cứu đó đã dùng phương pháp nghiên cứu nào trong các phương pháp nghiên cứu sau đây?
a. Quan sát
b. Thực nghiệm - Đáp án
c. Phỏng vấn trực tiếp cá nhân
d. Thăm dò
II. Các câu hỏi sau đây đúng hay sai?
1. Nghiên cứu Marketing cũng chính là nghiên cứu thị trường
2. Dữ liệu thứ cấp có độ tin cậy rất cao nên các nhà quản trị Marketing hoàn toàn có thể yên tâm khi đưa ra các quyết định Marketing dựa trên kết quả phân tích các dữ liệu này.
3. Công cụ duy nhất để nghiên cứu Marketing là bảng câu hỏi
4. Thực nghiện là phương pháp thích hợp nhất để kiểm nghiệm giả thuyết về mối quan hệ nhân quả. - Đúng
5. Chỉ có một cách duy nhất để thu thập dữ liệu sơ cấp là phương pháp phỏng vấn trực tiếp cá nhân.
6. Việc chọn mẫu ảnh hưởng không nhiều lắm đến kết quả nghiên cứu.
7. Một báo cáo khoa học của một nhà nghiên cứu đã được công bố trước đây vẫn được xem là dữ liệu thứ cấp mặc dù kết quả nghiên cứu này chỉ mang tính chất định tính chứ không phải là định lượng. - Đúng
8. Sai số do chọn mẫu luôn xảy ra bất kể mẫu đó được lập như thế nào.
9. Cách diễn đạt câu hỏi có ảnh hưởng nhiều đến độ chính xác và số lượng thông tin thu thập được. - Đúng
10. Một vấn đề nghiên cứu được coi là đúng đắn phù hợp nến như nó được xác định hoàn toàn theo chủ ý của người nghiên cứu.
Câu hỏi lựa chọn: Chọn 1 phương án trả lời đúng nhất.
1. Trong các yếu tố sau đây, yếu tố nào không thuộc về môi trường Marketing vi mô của doanh nghiệp?
a. Các trung gian Marketing
b. Khách hàng
c. Tỷ lệ lạm phát hàng năm. - Đáp án
d. Đối thủ cạnh tranh.
2. Môi trường Marketing vĩ mô được thể hiện bởi những yếu tố sau đây, ngoại trừ:
a. Dân số
b. Thu nhập của dân cư.
c. Lợi thế cạnh tranh. - Đáp án
d. Các chỉ số về khả năng tiêu dùng.
3. Trong các đối tượng sau đây, đối tượng nào là ví dụ về trung gian Marketing ?
a. Đối thủ cạnh tranh.
b. Công chúng.
c. Những người cung ứng.
d. Công ty vận tải, ô tô. - Đáp án
4. Tín ngưỡng và các giá trị ……… rất bền vững và ít thay đổi nhất.
a. Nhân khẩu
b. Sơ cấp
c. Nhánh văn hoá
d. Nền văn hoá - Đáp án
5. Các nhóm bảo vệ quyền lợi của dân chúng không bênh vực cho:
a. Chủ nghĩa tiêu dùng.
b. Chủ trương bảo vệ môi trường của chính phủ.
c. Sự mở rộng quyền hạn của các dân tộc thiểu số
d. Một doanh nghiệp trên thị trường tự do. - Đáp án
6. Văn hoá là một yếu tố quan trọng trong Marketing hiện đại vì:
a. Không sản phẩm nào không chứa đựng những yếu tố văn hoá.
b. Hành vi tiêu dùng của khách hàng ngày càng giống nhau.
c. Nhiệm vụ của người làm Marketing là điều chỉnh hoạt động marketing đúng với yêu cầu của văn hoá. - Đáp án
d. Trên thế giới cùng với quá trình toàn cầu hoá thi văn hoá giữa các nước ngày càng có nhiều điểm tương đồng.
7. Môi trường Marketing của một doanh nghiệp có thể được định nghĩa là:
a. Một tập hợp của những nhân tố có thể kiểm soát được.
b. Một tập hợp của những nhân tố không thể kiểm soát được.
c. Một tập hợp của những nhân tố bên ngoài doanh nghiệp đó.
d. Một tập hợp của những nhân tố có thể kiểm soát được và không thể kiểm soát được. - Đáp án
8. Những nhóm người được xem là công chúng tích cực của 1 doanh nghiệp thường có đặc trưng:
a. Doanh nghiệp đang tìm sự quan tâm của họ.
b. Doanh nghiệp đang thu hút sự chú ý của họ.
c. Họ quan tâm tới doanh nghiệp với thái độ thiện chí. - Đáp án
d. Họ quan tâm tới doanh nghiệp vì họ có nhu cầu đối với sản phẩm của doanh nghiệp.
9. Khi phân tích môi trường bên trong doanh nghiệp, nhà phân tích sẽ thấy được:
a. Cơ hội và nguy cơ đối với doanh nghiệp.
b. Điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp - Đáp án
c. Cơ hội và điểm yếu của doanh nghiệp.
d. Điểm mạnh và nguy cơ của doanh nghiệp
e. Tất cả điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ.
10. Trong các yếu tố sau, yếu tố nào không thuộc phạm vi của môi trường nhân khẩu học:
a. Quy mô và tốc độ tăng dân số.
b. Cơ cấu tuổi tác trong dân cư.
c. Cơ cấu của ngành kinh tế. - Đáp án
d. Thay đổi quy mô hộ gia đình.
11. Khi Marketing sản phẩm trên thị trường, yếu tố địa lý và yếu tố khí hậu ảnh hưởng quan trọng nhất dưới góc độ:
a. Thu nhập của dân cư không đều.
b. Đòi hỏi sự thích ứng của sản phẩm - Đáp án
c. Nhu cầu của dân cư khác nhau.
d. Không tác động nhiều đến hoạt động Marketing.
12. Đối thủ cạnh tranh của dầu gội đầu Clear là tất cả các sản phẩm dầu gội đầu khác trên thị trường. Việc xem xét đối thủ cạnh tranh như trên đây là thuộc cấp độ:
a. Cạnh tranh mong muốn.
b. Cạnh tranh giữa các loại sản phẩm.
c. Cạnh tranh trong cùng loại sản phẩm. - Đáp án
d. Cạnh tranh giữa các nhãn hiệu.
13. Các tổ chức mua hàng hoá và dịch vụ cho quá trình sản xuất để kiếm lợi nhuận và thực hiện các mục tiêu đề ra được gọi là thị trường ……
a. Mua đi bán lại.
b. Quốc tế.
c. Công nghiệp. - Đáp án
d. Tiêu dùng.
e. Chính quyền.
II. Các câu sau đây đúng hay sai?
1. Những yếu tố thuộc môi trường kinh tế thường có ít giá trị cho việc dự báo tiềm năng của một đoạn thị trường cụ thể.
2. Công ty nghiên cứu thị trường là một ví dụ cụ thể về trung gian marketing. - Đúng
3. Nói chung thì các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô của doanh nghiệp được coi là yếu tố mà doanh nghiệp không kiểm soát được.- Đúng
4. Môi trường công nghệ là một bộ phận trong môi trường Marketing vi mô của doanh nghiệp - Đúng
5. Các yếu tố thuộc môi trường Marketing luôn chỉ tạo ra các mối đe doạ cho doanh nghiệp.
6. Các nhánh văn hoá không được coi là thị trường mục tiêu vì chúng có nhu cầu đặc thù.
7. Các giá trị văn hoá thứ phát thường rất bền vững và ít thay đổi nhất.
8. Trong các cấp độ cạnh tranh, cạnh tranh trong cùng loại sản phẩm là gay gắt nhất.
9. Khách hàng cũng được xem như là một bộ phận trong môi trường Marketing của doanh nghiệp.- Đúng
10. Đã là khách hàng của doanh nghiệp thì nhu cầu và các yếu tố để tác động lên nhu cầu là khác nhau bất kể thuộc loại khách hàng nào.- Đúng
NỘI DUNG ĐỀ THI
Câu I (1,5 điểm):
Khách hàng là một trong những đối tượng mà người làm marketing phải tập trung nghiên cứu, vậy theo bạn nghiên cứu khách hàng để làm gì? Bạn hãy cho ví dụ dẫn chứng?
Câu II (1,0 điểm):
Bạn hãy chọn 1 sản phẩm về nêu rõ ba cấp độ lợi ích của sản phẩm này? Theo bạn với sản phẩm này cấp độ lợi ích nào là quan trọng nhất? Nhóm khách hàng mục tiêu nào mà sản phẩm này hướng đến?
Câu III (1,5 điểm):
Doanh nghiệp Nam Phát dự định tung sản phẩm Gạo lức đa năng đóng gói với bao bì loại 5 kg và 2 kg vào hệ thống siêu thị. Doanh nghiệp đang định giá cho sản phẩm này. Họ dự định sẽ sử dụng phương pháp định giá hớt váng sữa với hy vọng sẽ mau chóng thu hồi vốn và tái đầu tư nhanh. Bạn hãy cho ý kiến về việc này, theo bạn họ sử dụng phương pháp này có phù hợp? tạo sao? Nếu phương pháp này không sử dụng được, bạn hãy đề xuất phương pháp định giá cho sản phẩm này, và nêu ý kiến thuyết phục họ?
Câu IV- Câu hỏi tình huống:
Nước mắm Knorr Phú Quốc 100% nguyên liệu tự nhiên
(Trích từ nguồn: Internet- SGTT)
Ngày 13/7 vừa qua tại huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, nhãn hàng Knorr thuộc Công ty TNHH Unilever Việt Nam tổ chức lễ giới thiệu "nước mắm Knorr Phú Quốc 100% nguyên liệu tự nhiên".
Quy trình sản xuất mắm.
Tham dự lễ giới thiệu có đại diện Hiệp hội Sản xuất Nước mắm Phú Quốc, chính quyền địa phương, các ban ngành liên quan cùng các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương và địa phương. Buổi lễ nhằm mục đích giới thiệu về nguồn gốc xuất xứ, quy trình sản xuất tiên tiến, nguồn nguyên liệu tự nhiên 100% đảm bảo chất lượng cao, vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) của nước mắm Knorr Phú Quốc 100% nguyên liệu tự nhiên được sản xuất tại Phú Quốc.
Nước mắm Knorr Phú Quốc 100% nguyên liệu tự nhiên đáp ứng đúng tiêu chuẩn của nhà nước về nguồn gốc xuất xứ của nước mắm là chỉ những sản phẩm nước mắm sản xuất và đóng chai tại Phú Quốc mới được mang thương hiệu Phú Quốc.
Điểm đặc biệt làm nên sự khác biệt của nước mắm Phú Quốc so với các vùng khác chính là nguồn nguyên liệu và phương pháp chượp. Nước mắm Knorr Phú Quốc 100% nguyên liệu tự nhiên được sản xuất theo đúng quy trình sản xuất nước mắm truyền thống, dưới sự giám sát chặt chẽ về chất lượng tại cơ sở đóng chai hiện đại, đạt tiêu chuẩn cao về VSATTP, từ nguyên liệu đầu vào là cá cơm đến thành phẩm.
Quy trình này được thực hiện nghiêm ngặt ngay từ khâu đánh bắt cá ngoài khơi như loại bỏ tạp chất, rửa sạch cá bằng nước biển, trộn cá với muối theo tỷ lệ nhất định rồi bảo quản trong hầm tàu đưa vào bờ. Cá nguyên liệu sau đó được đưa vào thùng chượp bằng loại gỗ đặc biệt, trên mặt thùng phủ một lớp muối dày. Giai đoạn ủ chượp này kéo dài khoảng 12 tháng trong các căn nhà có mái che.
Để có được một chai nước mắm thơm ngon với 100% nguyên liệu tự nhiên bán ra thị trường, nhà sản xuất phải giám sát chặt chẽ khâu chế biến nước mắm qua một quy trình đặc biệt để tạo ra sản phẩm đặc chủng phù hợp với khẩu vị người sử dụng. Quy trình này cần phải có những trang thiết bị hiện đại, đạt tiêu chuẩn về VSATTP đòi hỏi quy mô đầu tư lớn.
Kể từ năm 2002 công ty TNHH Unilever Việt Nam đã khánh thành nhà máy sản xuất & đóng chai Quốc Dương, đặt tại thị trấn Dương Đông, Phú Quốc có dây chuyền hiện đại, hoàn chỉnh đầu tiên tại huyện đảo Phú Quốc và cho đến thời điểm hiện nay vẫn là nhà máy sản xuất và đóng chai nước mắm với quy mô lớn duy nhất ở đây. Nhà máy có quy trình sản xuất khép kín từ khâu nguyên liệu đầu vào cho tới thành phẩm, theo tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế, hệ thống quản lý tiên tiến và tuân thủ đúng quy trình tiệt trùng, đảm bảo tiêu chuẩn về VSATTP. Chính vì được sản xuất và đóng chai ngay tại nguồn nguyên liệu, nước mắm chấm Knorr Phú Quốc của Unilever Việt Nam đã đem đến cho người tiêu dùng hương vị nước mắm Phú Quốc chính gốc và đảm bảo chất lượng VSATTP tuyệt đối.
Hiện nay, trong hoàn cảnh vấn đề chất lượng các sản phẩm nước chấm nói chung và nước mắm nói riêng đang đặt ra nhiều mối lo ngại cho các cơ quan quản lý chức năng và người tiêu dùng, việc đưa ra thị trường những sản phẩm nước chấm có nguồn gốc rõ ràng, được làm từ nguồn nguyên liệu tự nhiên, đảm bảo đạt tiêu chuẩn cao về VSATTP là vô cùng quan trọng, đáp ứng đúng nhu cầu của người tiêu dùng. Nước mắm Knorr Phú Quốc 100% nguyên liệu tự nhiên là một trong những sản phẩm tiên phong đó.
Bà Nguyễn Thị Tịnh - Chủ tịch hội sản xuất nước mắm Phú Quốc, cho biết: "Tại Phú Quốc, chúng tôi luôn tuân thủ quy trình sản xuất nước mắm truyền thống đạt các tiêu chuẩn về VSATTP từ nguyên liệu đầu vào là cá cơm tươi đến thành phẩm. Chúng tôi rất hài lòng và đánh giá cao sự hợp tác sản xuất của công ty Unilever Việt Nam trong việc sản xuất và chế biến nước mắm Knorr Phú Quốc, đặc biệt với sản phẩm 100% nguyên liệu tự nhiên. Công nghệ tiên tiến và quy trình sản xuất hiện đại, với yêu cầu cao về quản lý chất lượng đã giúp Knorr đạt được sản phẩm có chất lượng cao. Với năng lực sản xuất hơn 10-12 triệu lít nước mắm mỗi năm, chúng tôi mong muốn một lần nữa xây dựng niềm tin của người tiêu dùng với thương hiệu nước mắm Phú Quốc đã quen thuộc và là niềm tự hào không chỉ của riêng hòn đảo Phú Quốc".
Đại diện Công ty Unilever Việt Nam, ông Greg Sullivan - Phó Chủ tịch cho biết: "Không chỉ nhằm bảo đảm chất lượng tốt nhất của nước mắm Phú Quốc, Unilever Việt Nam mong muốn là doanh nghiệp tiên phong trong việc gìn giữ và bảo tồn một sản phẩm được coi là loại nước chấm truyền thống và nét đẹp trong văn hóa ẩm thực của người Việt Nam. Và với kinh nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế trong việc đảm bảo ATVSTP, tiếp thị và phân phối sản phẩm, Unilever Việt Nam đã đưa nước mắm chấm Knorr Phú Quốc đến khắp vùng trong và ngoài nước (Mỹ, Canada). Không chỉ mang giá trị kinh tế như tạo ra nhiều việc làm cho người dân Phú Quốc, tạo cơ hội nâng cao kiến thức về quản lý chất lượng chuyển giao công nghệ, nhà máy sản xuất và đóng chai nước mắm chấm Knorr Phú Quốc còn mang giá trị rất lớn về mặt tinh thần, giúp bảo vệ và phát triển thương hiệu quốc gia này".
Cũng trong buổi giới thiệu sản phẩm mới lần này, nhân dịp Ngày thương binh liệt sỹ 27/7, đại diện Công ty Unilever Việt Nam đã trao tặng một căn nhà tình nghĩa cho UBND huyện đảo Phú Quốc. Món quà nhỏ này thể hiện tình cảm chân thành của Công ty Unilever Việt Nam dành cho những người dân còn có khó khăn tại huyện Phú Quốc, góp phần giúp họ có một cuộc sống tốt đẹp hơn trên huyện đảo ngày càng phát triển này.
Yêu cầu: Qua bài đọc tình huống trên, bạn hãy cho biết:
1. Thị trường mục tiêu và khách hàng mục tiêu của nước mắm Knorr? (1,5 điểm)
2. Công ty sử dụng tiêu chí nào để định vị sản phẩm và điểm khác biệt của sản phẩm là gì? (1,5 điểm)
3. Các hình thức chiêu thị nào mà công ty đã sử dụng? (1,5 điểm)
4. Thông điệp truyền thông mà Công ty muốn chuyển đến khách hàng? (1,5 điểm).
---- HẾT----
UBND TỈNH AN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
ĐÁP ÁN ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
Môn : MARKETING CĂN BẢN
Mã số học phần : BUS231
Số đơn vị học trình : 4 (60 tiết)
Lớp thi : DTQT2
Thời gian làm bài : 90 phút
Ngày thi : ……../……./2007
NỘI DUNG ĐÁP ÁN
Câu I (1,5 điểm):
Khách hàng là một trong những đối tượng mà người làm marketing phải tập trung nghiên cứu, vậy theo bạn nghiên cứu khách hàng để làm gì? Bạn hãy cho ví dụ dẫn chứng?
- Xác định được nhu cầu và yêu cầu cụ thể của khách hàng để thỏa mãn được tốt nhất trong khả năng nguồn lực của doanh nghiệp
- Ví dụ về trường hợp của Biti’s: Sau khi thâm nhập thị trường Lào và tình trạng doanh số nhanh chóng sụt giảm, họ tiến hành một nghiên cứu được tiến hành để tìm hiểu vấn đề nghiên cứu. Một trong những phát hiện chính của nghiên cứu là sự phản đối của các khách hàng Lào đối với màu sản phẩm của Biti’s. Màu sắc đóng vai trò quan trọng trong đức tin của văn hoá Lào. Sự phản đối mạnh mẽ khách hàng Lào đối với màu tím xuất phát từ quan niệm rằng màu tím gắn với sự tan vỡ. Do đó mọi người không muốn mua giầy màu tím vì không muốn gặp rủi ro. Do không hiểu điều này nên Biti’s bán một lượng lớn giầy màu tím sang thị trường Lào. Khi giày màu tím được bày bán thì không có khách hàng người Lào nào động tới. Thậm chí ngay khi những đôi giày tím được mang cho học sinh các trường học ở địa phương thì ngay lập tức bố mẹ chúng mang trả lại cửa hàng.
Câu II (1,0 điểm):
Bạn hãy chọn 1 sản phẩm về nêu rõ ba cấp độ lợi ích của sản phẩm này? Theo bạn với sản phẩm này cấp độ lợi ích nào là quan trọng nhất? Nhóm khách hàng mục tiêu nào mà sản phẩm này hướng đến?
- Ví dụ về sản phẩm máy điện thoại di động:
- Khi sản phẩm ngày càng phát triển các tính năng cốt lõi ngày càng ít quan trọng hơn, thay vào đó là chức năng gia tăng như sự tiện ích, mẫu mã, các yếu tố phụ đi kèm lại có yếu tố ảnh hưởng lớn đến việc ưa chuộng sản phẩm.
Câu III (1,5 điểm):
Doanh nghiệp Nam Phát dự định tung sản phẩm Gạo lức đa năng đóng gói với bao bì loại 5 kg và 2 kg vào hệ thống siêu thị. Doanh nghiệp đang định giá cho sản phẩm này. Họ dự định sẽ sử dụng phương pháp định giá hớt váng sữa với hy vọng sẽ mau chóng thu hồi vốn và tái đầu tư nhanh. Bạn hãy cho ý kiến về việc này, theo bạn họ sử dụng phương pháp này có phù hợp? tạo sao? Nếu phương pháp này không sử dụng được, bạn hãy đề xuất phương pháp định giá cho sản phẩm này, và nêu ý kiến thuyết phục họ?
- Phương pháp này không phù hợp đối với sản phẩm này, định giá hớt váng sẽ phù hợp với các sản phẩm có dòng đời ngắn, đặc tính kỹ thuật cao, khách hàng ít có thông tin về sản phẩm.
- Một số phương pháp định giá đề xuất có thể áp dụng: định giá thị trường, định gia tâm lý, định giá dựa vào chi phí.
Câu IV- Câu hỏi tình huống:
1. Thị trường mục tiêu và khách hàng mục tiêu của nước mắm Knorr? (1,5 điểm)
- Thị trường mục tiêu: thành thị, các trung tâm thành phố lớn
- Khách hàng mục tiêu: hộ gia đình có thu nhập khá, đói tượng chính là các phụ nữ với độ tuổi từ 25-40 tuổi, có công việc ổn định, có kiến thức tiêu dùng, quan tâm đến chất lượng bữa ăn và dinh dưỡng, vệ sinh, an toàn thực phẩm trong thực phẩm, thương hiệu có ảnh hưởng đến quyết định tiêu dùng.
2. Công ty sử dụng tiêu chí nào để định vị sản phẩm và điểm khác biệt của sản phẩm là gì? (1,5 điểm)
- Đại lí, nhân khẩu học (giới tính, độ tuổi, thu nhập, kiến thức), hành vi tiêu dùng: an toàn, sức khỏe, dinh dưỡng.
3. Các hình thức chiêu thị nào mà công ty đã sử dụng? (1,5 điểm)
- Tổ chức sự kiện giới thiệu sản phẩm
- Các chương trình tiếp thị có ý nghĩa xã hội (tặng nhà tình nghĩa)
- Đăng báo thông tin khác biệt của sản phẩm và quy trình chế biến theo “phương pháp chượp’.
4. Thông điệp truyền thông mà Công ty muốn chuyển đến khách hàng? (1,5 điểm)
- Nước mắm Knorr Phú Quốc “100% nguyên liệu tự nhiên”, được chế biến bằng “phương pháp chợp”
---- HẾT----
Đề 2 ([Chỉ thành viên TAICHINH2A.COM mới thấy link, vui lòng đăng ký để tiếp tục])
file:///C:/Users/HTC/AppData/Local/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image004.gif by minamoto on Sun Nov 28, 2010 4:47 pm
UBND TỈNH AN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
Môn : MARKETING CĂN BẢN
Mã số học phần : BUS231
Số đơn vị học trình : 4 (60 tiết)
Lớp thi : DTQT2
Thời gian làm bài : 90 phút
Ngày thi : ……../……./2007
Ghi chú:
- Thí sinh được phép tham khảo tài liệu;
- Bài thi gồm 04 câu (03 trang);
- Cán bộ coi thi thu lại đề thi.
NỘI DUNG ĐỀ THI
Câu I (2 điểm):
Nhóm sinh viên lớp DH5 của Khoa kinh tế- QTKD dự định mở quán cà phê chứng khoán kinh doanh dịch vụ giải khát ở địa bàn thành phố Long Xuyên. Theo bạn các tiêu chí nào có thể được dùng để phân khúc thị trường cho lĩnh vực này? Bạn hãy đề xuất thị trường mục tiêu và khách hàng mục tiêu cho lĩnh vực kinh doanh trên?
Câu II (1,5 điểm):
Truyền thông ngày nay đang được các doanh nghiệp rất qua tâm và tăng cường đầu tư nhiều hơn. Vậy theo bạn một chương trình truyền thông cần phải đảm bảo các nội dung cơ bản nào? Cho ví dụ dẫn chứng?
Câu III (2 điểm):
Công ty TNNH Tiến Nam đi vào hoạt động được hơn 2 quý đầu năm 2007 với mặt hàng trái cây sấy khô đóng gói. Họ chuẩn bị xúc tiến mở rộng kênh phân phối vào lĩnh vực siêu thị, trung tâm thương mại, chuỗi cửa hàng tiện lợi và phát triển thêm các cửa hàng lấy hàng qua đại lí cấp 1 của Công ty ở các tỉnh để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm bên cạnh hệ thống phân phối hiện tại là chuỗi cửa hàng của công ty và các cửa hàng tạp hóa hiện đang kinh doanh sản phẩm công ty.
Yêu cầu:
1. Bạn hãy vẽ sơ đồ kênh phân phối của Công ty (tính luôn các kênh chuẩn bị mở) và cho biết kênh phân phối dài nhất là mấy cấp? (1,5 điểm)
2. Bạn đề xuất thêm các kênh nào Công ty có thể mở rộng thêm? (0,5 điểm)
Câu IV: BÀI TẬP TÌNH HUỐNG
Cảm nhận thương hiệu: Thiên Long = bút bi!
“Thương hiệu là tài sản của khách hàng chứ không phải của chủ công ty” – Kevin Robert, tổng giám đốc toàn cầu của Saatchi & Saatchi đã nói như thế khi SGTT hỏi ông về cách tiếp cận vấn đề thương hiệu. Từ số báo này, thay cho chuyên mục “Trò chuyện với thương hiệu dẫn đầu”, chúng tôi sẽ lần lượt đăng tải những bài viết về thương hiệu Việt dưới góc nhìn của người tiêu dùng. Bạn đọc có thể chia sẻ cảm nghĩ, điểm hài lòng hoặc chưa hài lòng về [You must be registered ([Chỉ thành viên TAICHINH2A.COM mới thấy link, vui lòng đăng ký để tiếp tục]) and logged in ([Chỉ thành viên TAICHINH2A.COM mới thấy link, vui lòng đăng ký để tiếp tục]) to see this link.]. Số đầu tiên, nhân ngày học sinh (và cả phụ huynh) cả nước nô nức đến trường, chúng tôi viết lại những điều đã nghe, đã thấy và đã cảm về một thương hiệu gắn liền với trường học: bút bi Thiên Long
Một cây bút giống như cơ thể một con người, ruột bút bao gồm đầu bút và mực là phần bên trong cơ thể: đầu bút chính là trái tim, mực chứa trong bút được ví như là máu giúp nuôi sống cơ thể, vỏ bút giống như đầu mình và tay chân giúp cho bút luôn hoạt động tốt cũng như tạo sự thoải mái cho người sử dụng, màu sắc và in ấn bên ngoài cây bút giống như quần áo, làm tăng thêm giá trị cho sản phẩm. Các chi tiết của cây bút dù nhỏ dù lớn, dù quan trọng hay không quan trọng đều góp phần tạo nên một cây bút mang thương hiệu Thiên Long với chất lượng tốt và tổng thể hài hoà làm hài lòng người tiêu dùng.
Định vị “Bút bi”
SGTT tiến hành cuộc khảo sát ngẫu nhiên học sinh ở ba trường phổ thông cơ sở tại TP.HCM là Lê Quý Đôn; Nguyễn Du và Hồng Bàng. Chỉ có một câu hỏi: “Bạn dùng bút hiệu gì? Tại sao?”. Đáng ngạc nhiên là 100% trong số những học sinh mà chúng tôi hỏi đều dùng… bút bi Thiên Long.
Tuy nhiên, học sinh tỏ ra khá lúng túng trong việc giải thích lý do sử dụng. Nó đơn giản một cách đáng sợ: người tiêu dùng sử dụng sản phẩm này, trong một chừng mực nào đó, là vô thức. Giống như chuyện người Việt không gọi xe máy là xe máy mà là “xe honda” hay bây giờ, người ta không nói “lên mạng tìm kiếm” mà nói “google nó đi”. Quả thật, trong tâm trí khách hàng Việt Nam, một đại bộ phận đã mặc nhiên xem “bút bi” và “Thiên Long” là một.
Ông Cổ Gia Thọ và Philip Kotler. Ảnh: L.Q.N
Một câu chuyện khác, được kể ở cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn. Ngôi chợ vùng biên giới này, đúng ra, là nơi hàng Trung Quốc độc chiếm, vì bản thân nó được sinh ra để buôn bán hàng từ biên giới Trung Quốc chuyển sang. Vậy mà, giữa một rừng bút bi đủ các loại hình dạng, giá cả và chất lượng, bút bi Thiên Long vẫn đứng chễm chệ trên kệ hàng. Hỏi người bán vì sao có mặt hàng này ở đây, họ chỉ cười: “Tôi bán hàng, và mọi người chỉ thích xài loại bút này”.
Đó là tài sản quý giá nhất mà công ty này có được.
Đánh giá của người tiêu dùng
Ba điểm mạnh
Tại hội nghị APEC 2006, bút Thiên Long đã được sử dụng. Khát vọng cây bút của mình sẽ được dùng để ký kết tất cả các văn kiện quan trọng của đất nước.
Gắn rất chặt với các hoạt động cộng đồng. Chiến dịch marketing “Tiếp sức mùa thi”, cộng với những hoạt động vì sự nghiệp giáo dục đã tạo một hình ảnh đáng giá.
Nhiều sáng tạo trong việc mở rộng các nhánh sản phẩm. Tính sáng tạo và năng động, thể hiện trong việc đầu tư cho công tác nghiên cứu và liên tục cung cấp sản phẩm mới.
Hai điểm yếu:
Nhiều nhóm sản phẩm với các phân khúc thị trường khác nhau nhưng lại… nhét chung trong cùng một phương án tiếp thị và xây dựng thị trường. Một doanh nhân thành đạt không thể dắt túi một cây bút mang nhãn hiệu Thiên Long, cho dù nó có tốt cách mấy đi chăng nữa.
Website tổ chức thiếu khoa học, ngay từ cái địa chỉ web cho đến các phần nội dung bên trong.
Người sáng lập, ông Cổ Gia Thọ, gắn thương hiệu cá nhân với thương hiệu công ty khá hoàn hảo. Con người ông: học không nhiều, nhưng luôn ra sức tự học, tự đào tạo và vươn lên không ngừng nghỉ; có thái độ đúng mực và không vung tiền qua cửa sổ như nhiều người giàu có khác. Quan trọng hơn, ông không dính dáng đến những vụ tai tiếng.
Qua bài viết tình huống trên, bạn hãy thực hiện các yêu cầu sau:
1. Khách hàng mục tiêu của Công ty là ai? Điểm khác biệt trong sản phẩm bút bi Thiên Long là gì? (1 điểm)
2. Công ty sử dụng tiêu chí nào để phân khúc thị trường? trong tương lai công ty sẽ tăng cường thâm nhập vào các phân khúc nào? Và đối tượng khách hàng mục tiêu là ai? (1,5 điểm)
3. Các hoạt động nào được đề cập ở trên thuộc về các yếu tố trong marketing-Mix (4P, nêu rõ hoạt động nào tương ứng với mỗi P)? (1 điểm)
4. Bài học nào được đúc kết từ bài viết tình huống trên (1 điểm).
---- HẾT ----
UBND TỈNH AN GIANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HẾT MÔN
Môn: MARKETING CĂN BẢN
Ngành: Quản trị Kinh doanh; Hệ: Đại học tại chức
Lớp: DT2QT
Thời gian làm bài: 90 phút
Hình thức thi: Tự luận
Ngày thi: ……/……/2007
NỘI DUNG ĐÁP ÁN
Câu I (2 điểm):
Nhóm sinh viên lớp DH5 của Khoa kinh tế- QTKD dự định mở quán cà phê chứng khoán kinh doanh dịch vụ giải khát ở địa bàn thành phố Long Xuyên. Theo bạn các tiêu chí nào có thể được dùng để phân khúc thị trường cho lĩnh vực này? Bạn hãy đề xuất thị trường mục tiêu và khách hàng mục tiêu cho lĩnh vực kinh doanh trên?
- Các tiêu chí có thể dùng để phân khúc: nghề nghiệp, độ tuổi, thu nhập, hành vi tiêu dùng, trình độ,…
- Đề xuất thị trường mục tiêu: Trung tâm Tp. Long Xuyên khu vực gần công sở, văn phòng công ty và các ngân hàng.
- Khách hàng mục tiêu:
+ Những người đi làm ở các công ty, có thu nhập khá, có nhu cầu về chứng khoán,…
+ Sinh viên có mức sống khá, có quan tâm đến chứng khoán,…
Câu II (1,5 điểm):
Truyền thông ngày nay đang được các doanh nghiệp rất qua tâm và tăng cường đầu tư nhiều hơn. Vậy theo bạn một chương trình truyền thông cần phải đảm bảo các nội dung cơ bản nào? Cho ví dụ dẫn chứng?
- Chương trình truyền thông cần đảm các nội dung sau:
1. Mục tiêu truyền thông
2. Thông điệp truyền thông
3. Công cụ truyền thông
4. Ngân sách truyền thông
5. Kế hoạch kiểm tra kết quả truyền thông.
Ví dụ: Kế hoạch truyền thông của thương hiệu TCM với tổng ngân sách 3 tỷ cho mục tiêu “đánh dấu sự quay trở lại thị trường nội địa trong lĩnh vực thời trang”. Các công cụ truyền thông đề xuất thực hiện:
- Quảng cáo trên các báo, tạp chí thời trang, điện ảnh
- Tham gia gameshow truyền hình
- Tổ chức cuộc thi thiết kế mẫu hoá
- Thiết kế trang web.
- V.v.
Trước và sau khi thực hiện các chương trình truyền thông, sẽ thuê đơn vị khảo sát để đánh giá mức độ nhận biết về thương hiệu TCM.
Câu III (2 điểm):
Công ty TNNH Tiến Nam đi vào hoạt động được hơn 2 quý đầu năm 2007 với mặt hàng trái cây sấy khô đóng gói. Họ chuẩn bị xúc tiến mở rộng kênh phân phối vào lĩnh vực siêu thị, trung tâm thương mại, chuỗi cửa hàng tiện lợi và phát triển thêm các cửa hàng lấy hàng qua đại lí cấp 1 của Công ty ở các tỉnh để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm bên cạnh hệ thống phân phối hiện tại là chuỗi cửa hàng của công ty và các cửa hàng tạp hoá hiện đang kinh doanh sản phẩm của công ty.
1. Bạn hãy vẽ sơ đồ kênh phân phối của Công ty (tính luôn các kênh chuẩn bị mở) và cho biết kênh phân phối dài nhất là mấy cấp? (1,5 điểm)
Sạp chợ bán lẻà ĐL cấp 1 àKênh phân phối dài nhất là 2 cấp: Cty
2. Bạn đề xuất thêm các kênh nào Công ty có thể mở rộng thêm? (0,5 điểm)
- Kênh trực tiếp công ty đến khách hàng tiêu dùng qua hệ thống nhân viên bán hàng trực tiếp, internet, thương mại điện tử
- Phát triển thêm đối tượng là đại lí của các sạp chợ bán lẻ
- v.v.
Câu IV: BÀI TẬP TÌNH HUỐNG
1. Khách hàng mục tiêu của Công ty là ai? Điểm khác biệt trong sản phẩm bút bi Thiên Long là gì? (1 điểm)
- Khách hàng mục tiêu là học sinh, sinh viên
- Điểm khác biệt trong sản phẩm bút bi: chất lượng tốt và tổng thể hài hoà
2. Công ty sử dụng tiêu chí nào để phân khúc thị trường? trong tương lai công ty sẽ tăng cường thâm nhập vào các phân khúc nào? Và đối tượng khách hàng mục tiêu là ai? (1,5 điểm)
- Tiêu chí phân khúc: nghề nghiệp, độ tuổi, thu nhập, hành vi tiêu dùng
- Phân khúc định phát triển thêm: phân khúc thị trường các doanh nghiệp, đối tượng khách hàng hướng đến các doanh nhân, quản lí trong công ty có nhu cầu sử dụng bút không chỉ để viết mà để khẳng định đẳng cấp và như là một vật trang sức.
3. Các hoạt động nào được đề cập ở trên thuộc về các yếu tố trong marketing-Mix (4P, nêu rõ hoạt động nào tương ứng với mỗi P)? (1 điểm)
- Promotion:
+ Tài trợ bút cho Hội nghị APEC 2006.
+ Chiến dịch marketing “Tiếp sức mùa thi”
+ Những hoạt động vì sự nghiệp giáo dục.
+ Đăng tải thông tin thương hiệu, kết quả nghiên cứu trên báo SGTT
- Product:
+ Nhiều sáng tạo trong việc mở rộng các nhánh sản phẩm.
+ Đầu tư cho công tác nghiên cứu và liên tục cung cấp sản phẩm mới.
+ Quan tâm đến chất lượng sản phẩm, xem sản phẩm của mình như một thực thể được chăm chút đến từng chi tiết nhỏ.
4. Bài học nào được đúc kết từ bài viết tình huống trên (1 điểm)
- Chú trọng đến chất lượng sản phẩm, xem là yếu tố hàng đầu để xác định vị trí cạnh tranh và có chính sách đầu tư nâng cao chất lượng, đa dạng hoá sản phẩm.
- Quan tâm đến công tác xây dựng thương hiệu, thực hiện các chương trình truyền thông thiết thực, có ý nghĩa.
- Công tác phân khúc thị trường, xác định thị trường mục tiêu được nghiên cứu kỹ lưỡng
- Các chương trình marketing còn thiếu độ sâu và mức độ chuyên nghiệp chưa cao
- Các yếu tố cần thiết khác hỗ trợ cho công tác truyền thông còn chưa đồng bộ (trang web, nội trang trang web,…).